Biển Đông

Trung Quốc tự cho việc cơi nới đảo của mình ở Biển Đông là chính đáng

Cập nhật lúc 10-09-2014 21:41:00 (GMT+1)
Philippines vào tháng Năm công bố hình ảnh Trung Quốc xây dựng bãi Gạc Ma. AP.

 

Trung Quốc nói việc việc thi công cơi nới đảo ở Biển Đông là "hoàn toàn chính đáng " vì họ có "chủ quyền" tại khu vực. Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh phản hồi sau phóng sự của BBC tường thuật việc về hoạt động thi công xây dựng của Trung Quốc trong vùng biển có tranh chấp.

 


Philippines đã cáo buộc Trung Quốc xây dựng trái phép trong khu vực. Trung Quốc hiện đang có tranh chấp với một số nước về chủ quyền ở Biển Đông .

Tường thuật của phóng viên Rupert Wingfield-Hayes cho biết Trung Quốc đang xây đảo mới trên năm bãi đá ngầm khác nhau.

Phóng viên BBC Rupert Wingfield-Hayes mới đây thực hiện chuyến đi tới quần đảo Trường Sa trên một chiếc tàu cá của Philippines, nhằm tìm hiểu cáo buộc nói Trung Quốc đang xây thêm đảo mới tại nơi này.

Tại nơi từ trước tới nay được đánh dấu ghi nhận là bãi đá chìm Gaven Reef, nơi Việt Nam gọi là Đá Lạc, anh thấy sự hiện diện của một hòn đảo.

Còn ở vị trí bãi đá Johnson South Reef, mà Việt Nam gọi là bãi Gạc Ma, phóng viên chúng tôi thấy một hòn đảo to hơn nữa, nơi đang là một công trường nhộn nhịp.

Đây là nơi mà chính phủ Philippines tin rằng Trung Quốc đang xây dựng một bãi đáp máy bay.

Việc xây dựng các đảo mới được cho là bước đi nhằm tạo cơ sở cho các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh.

 Wingfield-Hayes và nhóm phóng viên của ông ghi nhận việc Trung Quốc nạo vét nhiều tấn đá và cát từ đáy biển để bồi vào bãi đá Johnson South (mà Việt Nam gọi là bãi Gạc Ma) ở quần đảo Trường Sa, nơi Philippines cũng tuyên bố có chủ quyền.

Trong buổi họp báo hàng ngày hôm thứ Ba, BBC đã hỏi bà Hoa Xuân Oánh tại sao Trung Quốc đang triển khai việc cơi nới đảo này.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc trả lời: "Chúng tôi đã trả lời câu hỏi này nhiều lần trước đây, và tôi cho rằng quí vị đã nhận thức đầy đủ về lập trường của Trung Quốc. "

Dùng tên gọi Nam Sa (theo cách gọi của Trung Quốc) để gọi Spratlys (Trường Sa theo cách gọi của Việt Nam), bà nói thêm : "Trung Quốc khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa, và các vùng biển lân cận, và các hoạt động của Trung Quốc trên các đảo có liên quan và các bãi đá của quần đảo Nam Sa hoàn toàn thuộc chủ quyền của Trung Quốc và hoàn toàn chính đáng."

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

Tầm quan trọng của Đảo Thị Tứ

Đảo Thị Tứ theo cách gọi của người Việt, hay Pagasa theo cách gọi của người Philippines, thuộc quần đảo Trường Sa

Mặc dù cách Philippines và Việt Nam chừng 400 cây số từ hai phía khác nhau và cách Trung Quốc cả hơn một ngàn cây, hòn đảo này đang là trung tâm điểm của một cuộc tranh giành quyền kiểm soát tại Biển Đông.

Cũng tại đây còn có một ngôi làng của người Philippines định cư từ lâu đời.

Phóng viên BBC Rupert Wingfield-Hayes giải thích tầm quan trọng của hòn đảo này.

Phải mất 40 tiếng chúng tôi mới tới được mảnh đất bé xíu giữa vùng Biển Đông này sau khi đi bằng chiếc tàu đánh cá của Philippines ngoài khơi kia.

 Philippines cách đảo này chừng 400 cây số về hướng này và Việt Nam chừng 400 cây số về phía kia. Còn Trung Quốc là hơn một ngàn cây số ở đằng này.

 Mảnh đất này có lẽ đúng với định nghĩa là "ở giữa chốn mênh mông". Vậy tại sao tôi lại tới đây? Đó bởi vì hòn đảo này và một vài đảo rải rác quanh đây đang là trung tâm điểm cuộc tranh giành quyền kiểm soát tại vùng Biển Đông này.

 Theo tiếng của người Philipin thì đảo này được gọi là Pagasa. QuI vị có thể chưa từng nghe nói tới nó. Bản thân tôi cũng vậy, cho tới cách đây vài tháng.

Tầm quan trọng đáng kể của nó chính là đây - một đường băng cho phi cơ và đây là đường băng khá dài. Chỉ có hai hòn đảo trong toàn bộ vùng Biển Đông là có đường băng cho phi cơ. hòn đảo thứ hai có đường băng là nằm dưới sự kiểm soát của Đài Loan.

Nếu muốn kiểm soát biển đảo thì phải cần tới phi cơ. Và nếu dùng phi cơ thì phải cần tới đường băng. Vì thế thật dễ hiểu tại sao Trung Quốc lại muốn thò tay với tới hòn đảo này.

Đảo Pagasa có một bí mật khác nữa. Trên đảo có một ngôi làng với khoảng một trăm thường dân sinh sống từ lâu đời với một trường phổ thông và một trạm y tế.

Theo tôi được biết thì đây là hòn đảo duy nhất trong toàn bộ quần đảo Trường Sa có thường dân sinh sống từ lâu đời. Cuộc sống ở đây thật chẳng dễ dàng vì không có dịch vụ tàu bè hay máy bay thường xuyên. Nếu ốm đau thì chỉ biết hy vọng Không quân sẽ gửi phi cơ tới đưa đi bệnh viện.

Thế nhưng có một ngôi làng như thế này lại có tầm quan trọng rất đáng kể vì nó củng cố tuyên bố chủ quyền của Philippines tại đây. Và Trung Quốc sẽ khó có thể đuổi họ ra khỏi hòn đảo này được.

 Khi được hỏi liệu việc bồi đất đảo là để sử dụng cho thương mại hay quân sự, bà Hoa Xuân Oánh trả lời rằng đó là "chủ yếu với mục đích cải thiện điều kiện làm việc và sinh sống của người dân đồn trú trên các hòn đảo này".

Khi BBC chỉ ra rằng vùng đất cơi nới là mới được triển khai, bà chối tiếp giải thích thêm và nói: "Tôi đã trả lời câu hỏi của quí vị".

Việc thi công dường như đã diễn ra nhiều tháng.

Vào tháng Năm, Philippines công bố hình ảnh duờng như cho thấy việc Trung Quốc cải tạo bãi đá Johnson South (bãi Gạc Ma) và nói rằng có vẻ như Trung Quốc đang xây dựng một đường băng .

Nguồn: BBC

Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo