Séc-Slovakia

Tiếp xúc giữa người Séc và Việt Nam góp phần cải thiện quan hệ song phương

Cập nhật lúc 02-09-2022 15:53:50 (GMT+1)
Ảnh minh họa. Nguồn internet

 

Tại Cộng hòa Séc có khoảng 80 nghìn người nói tiếng Việt đang định cư. Là cộng đồng người nước ngoài lớn thứ ba sau Slovakia và Ukraine. Nhưng cho đến nay Việt Nam vẫn được nói tới như một cộng đồng khép kín, và không có nhu cầu cởi mở với xã hội.


Thế nhưng khảo sát nghiên cứu của Martina Hřebíčková và Sylvie Graf  từ Phòng thực nghiệm các quá trình liên nhóm chi nhánh Brno thuộc Viện Tâm lý học Viện Hàn lâm Khoa học CH Séc, cho thấy cộng đồng Việt Nam hội nhập rất tốt vào xã hội Séc và có rất nhiều các mối quan hệ bè bạn với các thành viên cộng đồng lớn.

Hai nhà khoa học nữ Martina Hřebíčková và Sylvie Graf  nhiều năm qua chuyên quan tâm nghiên cứu các mối quan hệ giữa những nhóm người. Tâm lý học của các mối quan hệ giữa các nhóm liên quan đến cách mọi người hành động, suy nghĩ và đánh giá bản thân và những người khác khi họ xác định mình là thành viên của các nhóm xã hội nhất định dựa trên, ví dụ, dân tộc, tôn giáo hoặc quốc tịch của họ.

Trong các dự án trước đây của mình, chúng tôi tập trung vào định kiến ​​sắc tộc và quan hệ giữa các nhóm của những người từ năm quốc gia Trung Âu. Chúng tôi đã hoàn thành dự án bằng cách công bố một số nghiên cứu trên các tạp chí quốc tế uy tín và chuyên khảo khoa học, đã giành được Giải thưởng của Viện Hàn lâm Khoa học Cộng hòa Séc và Viện Hàn lâm Khoa học Slovakia. Sau đó, chúng tôi quyết định rời khỏi sự so sánh quốc tế và tập trung vào các vấn đề xã hội cấp bách hơn nữa - mối quan hệ giữa xã hội đa số và cộng đồng thiểu số sống trên cùng một lãnh thổ. Và chúng tôi tập trung chú ý vào nhóm thiểu số nước ngoài lớn thứ ba ở Cộng hòa Séc – người Việt Nam,”  Martina Hřebíčková giải thích về dự án đã thực hiện thành công bằng hỗ trợ của Cơ quan Tài trợ CH Séc.

Các nhà nghiên cứu muốn hiểu sự liên quan trong quan hệ giữa các nhóm trong cộng đồng đa số xã hội và nhóm thiểu số và các chiến lược tiếp biến văn hóa của họ. Tiếp biến văn hóa bao gồm những thay đổi về tâm lý xã hội dẫn đến sự thích nghi của các cá nhân với môi trường, mà trong đó những người có nền tảng văn hóa khác tiếp xúc gặp gỡ nhau. Các chiến lược tiếp biến văn hóa mô tả mức độ mà mọi người muốn giữ lại nền văn hóa của riêng mình và chấp nhận những ảnh hưởng của các nền văn hóa khác. Bởi vì sự tiếp biến văn hóa xảy ra sau những tương tác với những người từ các nhóm xã hội khác, sự tiếp xúc giữa các nhóm này có thể tác động đến các chiến lược tiếp biến văn hóa của các thành viên nhóm thiểu số xã cũng như cả đa số.

“Ngoài ra, chúng tôi muốn tìm hiểu xem liệu các chiến lược tiếp biến văn hóa có được ưu tiên- tức là thuyết phục mọi người có nên mong muốn duy trì nền văn hóa của riêng mình hay tiếp nhận các yếu tố của nền văn hóa khác- liên quan đến hành vi đối với các thành viên của nhóm khác và ủng hộ các quyền của thiểu số. Cụ thể, chúng tôi đã nghiên cứu xem liệu sự tiếp biến văn hóa dự đoán sự sẵn sàng hỗ trợ tinh thần kinh doanh của các thành viên những nhóm khác hay quyền của người thiểu số, ví dụ như dưới hình thức kiến ​​nghị hoặc biểu tình cho quyền của người Séc gốc Việt,” Martina Hřebíčková mô tả.

Theo nhà nữ khoa học, mặc dù khó khăn nhất trong quá trình thực hiện dự án là duy trì đủ số lượng người trả lời trong ba đợt thu thập dữ liệu, nhưng nghiên cứu đã mang lại kết quả thú vị: "Đối với những người Việt Nam được hỏi, chúng tôi nhận thấy mối liên quan tích cực với các thành viên cộng đồng xã hội đa số và sự sẵn sàng của người Việt Nam tiếp nhận các yếu tố văn hóa Séc. Trải nghiệm tích cực của người Séc gốc Việt càng thường xuyên với các thành viên của xã hội đa số, thì họ càng sẵn sàng tiếp nhận các yếu tố của văn hóa Séc, ví dụ như ngôn ngữ hoặc lối sống đặc trưng của xã hội Séc. Tiếp xúc tích cực với các thành viên cộng đồng xã hội lớn cũng góp phần vào xu hướng của người Việt ở Séc đối xử thân thiện hơn với các thành viên cộng đồng xã hội lớn. Hơn nữa, chúng tôi rất ngạc nhiên, là  ngược lại sau những trải nghiệm tiêu cực người Việt ở Séc không mấy thay đổi thái độ đối với các thành viên của xã hội Séc đa số,” Sylvie Graf chia sẻ.

 Kết quả khảo sát đối với các thành viên của cộng đồng xã hội đa số Séc cho thấy mối liên hệ giữa sự tiếp xúc tích cực với các thành viên thiểu số Việt Nam và hành vi đối với họ. Cụ thể, trải nghiệm tích cực của các thành viên cộng đồng xã hội lớn với người Việt Nam là tiền đề họ sẵn sàng hỗ trợ các hoạt động kinh doanh của họ sau này, ví dụ bằng cách ghé thăm các cửa hàng và nhà hàng của họ. Ngược lại, sự tiếp xúc tiêu cực của các thành viên cộng đồng xã hội đa số với người Việt Nam được phản ánh trong việc họ sau đó miễn cưỡng ủng hộ quyền của người Việt thiểu số tại Cộng hòa Séc và chấp nhận các yếu tố văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, điều đáng mừng là ảnh hưởng của tiếp xúc tiêu cực với người Việt Nam, được người Séc ít đề cập đến hơn tiếp xúc tích cực, cũng thấp hơn rất nhiều so với tiếp xúc tích cực.

“Các kết luận này nhấn mạnh lợi ích của các tương tác tích cực giữa các thành viên cộng đồng đa số xã hội và thiểu số có ứng dụng trực tiếp trong các can thiệp nhằm cải thiện quan hệ giữa các nhóm. Các can thiệp mang lại cơ hội trải nghiệm tích cực lẫn nhau với các thành viên của các nhóm xã hội khác và do đó góp phần cải thiện mối quan hệ giữa các nhóm xã hội khác nhau có thể có hiệu quả. Trong thực tế, nó có thể là, ví dụ, tổ chức các sự kiện văn hóa thể hiện những nét đặc trưng văn hóa của các dân tộc thiểu số trong xã hội,” Sylvie Graf cho biết thêm.

Trong quá khứ, không có ý kiến ​​thống nhất nào về việc liệu tốt hơn hết là các thành viên thiểu số nên hòa nhập hoàn toàn với xã hội đa số và ngăn chặn định hướng về văn hóa gốc của họ, hay cố gắng thích nghi, nhưng đồng thời duy trì văn hóa của nước xuất xứ. Nghiên cứu gần đây cho thấy những người thuộc các nhóm thiểu số khác nhau thành công và hài lòng hơn khi họ sử dụng chiến lược thứ hai. “Có nghĩa là việc kết hợp cả hai ảnh hưởng văn hóa có vẻ thuận lợi hơn. Nghiên cứu của chúng tôi và nước ngoài cho thấy rõ rằng yếu tố quan trọng nhất trong quá trình tiếp biến văn hóa là kiến ​​thức về ngôn ngữ. Người Việt Nam sống tại Cộng hòa Séc có thể xây dựng, phát triển và duy trì mối quan hệ với văn hóa và truyền thống Việt Nam, đặc biệt nếu họ có trình độ tiếng Việt tốt. Vì vậy, cộng đồng đa số nên ủng hộ việc trau dồi tiếp thụ không chỉ tiếng Séc mà còn cả khả năng giữ lại tiếng Việt, chẳng hạn như cho các thế hệ tiếp theo,” Martina Hřebíčková nói thêm.

Và khảo sát nghiên cứu khoa học này đưa ra kết luận: “Người Việt Nam hòa nhập rất tốt vào xã hội Séc, không giống như các dân tộc thiểu số khác ở Séc, họ có bạn bè giữa các thành viên cộng đồng xã hội đa số. Do hiểu biết về tiếng Séc, các thành viên thuộc thế hệ thứ hai nói riêng có triển vọng tốt để có được trình độ học vấn và tìm được việc làm phù hợp. Đây là một tin vui cho cả cộng đồng xã hội đa số và cộng đồng thiểu số Việt Nam.” (gacr.cz)

Theo Hương Sen

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo