Séc-Slovakia

Tầng lớp người Á thượng lưu ở Séc (1)

Cập nhật lúc 03-08-2017 11:29:45 (GMT+1)
Ảnh: Internet

 

Bãi đậu xe thuộc quần thể Golf & Spa Resort Konopiště nằm ở ngoại ô phía nam Praha làm người ta mường tượng đến autosalon sang trọng. Toàn những cỗ xe cao cấp và đắt tiền như Porsche, Bentley, Mercedes, Alfa Romeo…Từ sáng sớm trong nhà hàng gần đó đã chuẩn bị sẵn bữa điểm tâm cho những đại gia người Việt từ hơn mười quốc gia. Đầu tháng Bẩy ở đó diễn ra giải golf quốc tế của người Việt lần thứ mười một.


Đông đảo nhất với mười hai đại diện đến từ Nga. Những người khác đến từ Áo, Đức, Đan Mạch, Pháp hay thậm chí từ châu Úc. Dĩ nhiên cả từ Việt Nam và nhiều nhất từ nước chủ nhà Cộng hòa Séc. “Chúng tôi đạt lượng golf thủ kỷ lục 310 người và sẽ chơi trên hai sân,” Do Ngoc Hoi, một trong những người tổ chức giải hoan hỉ nói. Tại Séc doanh nhân này sở hữu mạng lưới quán ăn nhanh  Panda Fast Food.

Khi phần lớn các golf thủ trong trang phục đúng qui định tụ tập trước quán để tham gia nghi lễ khai mạc. “Có thể chụp giúp tôi được không?” một golf thủ bằng thứ tiếng Anh ngọng nghịu nhờ: “Đây là biểu tượng Makro. Công ty của anh em tôi.” Phóng viên báo Euro ngạc nhiên cầm cái máy điện thoại và hỏi lại, rằng liệu anh em của ông ta đúng là đồng sở hữu mạng lưới bán buôn khổng lồ. “Tôi được biết, rằng anh em của ông ta làm nhà quản lý cho chi nhánh Makro ở Séc,” phóng viên kể.

Tiểu Hà Nội

Từ nhà hàng là khung cảnh tuyệt đẹp đến bãi Radecký mười lỗ, mà các golf thủ bắt đầu tản mát ra hướng đó. Khách sang, được hiểu là những người giầu có thì di chuyển bằng xe, những người khác thì tự kéo túi gậy của mình. Mỗi người còn nhận được gói ăn lót dạ nhỏ- chuối, nước uống- và cuộc chơi bắt đầu. “Đằng kia kìa, hãy ra đó. Đại sứ ở đấy,” một người đàn ông nhỏ thó hét với phóng viên ảnh của chúng tôi, mà sau đó mới biết rằng đó là phó chủ tịch Hội người Việt Nam ở Cộng hòa Séc.

Chúng tôi vượt qua quả đồi nhỏ và đến chỗ phát bóng lỗ thứ tư, nơi đã có ba đại sứ Việt Nam từ Praha, Bratislava và Budapest, và cả Hoang Dinh Thang, tổng giám đốc và đồng sở hữu công ty Saparia, quản lý cái chợ Sapa nổi tiếng ở Praha- Písnice.

Sapa, được mệnh danh là Tiểu Hà Nội, là trung tâm mọi diễn biến của người Việt ở Séc. Ở đó người ta kinh doanh, tổ chức đám cưới, có cả am thờ Phật. Cả người Việt ở các nước lân cận cũng biết đến nó. Hình thành từ cuối năm 1999 và đầu năm 2000 trong khuôn viên của nhà máy chế biến thịt cũ ở Písnice và xí nghiệp chế biến gia cầm ở Libuš. Và từ đó nó không ngừng lớn lên bất thường.

Ở đó có thể tìm thấy ví dụ thương xá Tamda, đang dần mạnh lên tới mức có thể coi như sức cạnh tranh xứng tầm nhất với Makro lừng tiếng, những không gian kho tàng mênh mông và những nhà hàng với nét đặc trưng của mình. Nhưng quần thể này sẽ thay đổi. “Chúng tôi phải đáp ứng nhiều thứ qui chuẩn, nhất là vệ sinh dịch tễ. Vì thế trong 5 năm tới chúng tôi sẽ đầu tư trong Sapa 450 triệu korun. Chúng tôi sẽ loại bỏ các conteiner và hiện đại hóa các nhà hàng,” Hoang Dinh Thang mô tả kế hoạch của mình giữa những cú đánh. Ông ta có lý, có những thứ nên cần thay đổi. Các nhân viên vệ sinh dịch tễ thường xuyên và thích thú “đi công tác” ở Sapa: ví dụ hơn một tháng trước đã phát hiện kho hoạt động trái phép, mà trong đó có 2300 kg thịt gia cầm đông lạnh, vịt và tôm.

Khi Hoang Dinh Thang nói đến conteiner, là chủ yếu nghĩ tới những khoảng cơi nơi kỳ lạ ở khu trung tâm chợ, chỗ có nhiều quán với những món Việt Nam nổi tiếng. Ở đó có các loại phở, bún chả, bún ngan, nem và những món truyền thống khác. Chủ yếu vì thế ngày càng nhiều người Séc đổ tới Sapa. “Trước đây vài năm còn là đất tư nhân, cộng đồng khép kín, chỉ có thể vào khi được phép. Bây giờ ai cũng đến được,” Hoang Dinh Thang, người đồng thời là chủ tịch Liên hiệp người Việt ở châu Âu, và nghĩa là con cá lớn, kể. Ông ta cho biết, hàng năm người Việt Nam tổ chức ngoài giải golf còn cả tenis, bóng đá, bóng bàn hay ngày văn hóa Việt Nam.

Nhưng khi tôi hỏi về chuyện làm ăn của công ty Saparia, thì lắc đầu. “Không nhiều lắm, cạnh tranh nhiều. Sapa chỉ cho thuê mặt bằng kinh doanh, chúng tôi hoàn toàn không bán hàng hóa, chỉ từng công ty riêng lẻ thôi,” ông ta nói tiếng Séc nặng âm hưởng Việt ngữ. Nhưng các công ty trong Sapa khoảng một nghìn rưỡi, nên chắc chắn là không tồi. Theo kết quả công bố cuối cùng trong năm 2015 Saparia có lợi nhuận 79 triệu korun sau khi đã nộp thuế và tiếp tục bành trướng. Mùa Xuân năm nay đã mua từ hãng năng lượng ČEZ thương xá ở Písnice với giá 68 triệu korun, và nếu như được nữ chủ tịch phường đồng ý, thì họ đã mua cả mảnh đất liền kề.

Buôn bán và ma túy

Dù sao thì ngày nay Sapa cũng bùng nổ ở mọi khía cạnh. Từ thập kỷ 80, khi những người Việt Nam đến Tiệp Khắc trong khuôn khổ liên kết xã hội chủ nghĩa, cộng đồng của họ đã lớn mạnh đáng kể và hiện nay tại Séc chính thức có 58 nghìn người đang lao động. Nhưng theo chính những người Việt Nam thì có thể tới 100 nghìn người sống ở đây.

Trong thập kỷ 90 bắt đầu bán hàng rong và chợ trời- chủ yếu là quần áo mạo nhãn, được nhập khẩu từ Trung Quốc và đông nam Á. Khi kỷ nguyên đồ vải chấm dứt, bắt đầu bán rau hoa quả, và cả rượu, mà thường là thứ rởm hay nhập lậu.

“Trước khi vào Liên minh châu Âu hoạt động kinh doanh của người Việt chủ yếu hướng trọng tâm ở vùng biên giới, nơi thống lĩnh của nhiều đại gia Việt Nam. Nhiều người trong số họ tôi biết rất rõ,” Stanislav Brouček từ Viện Dân tộc học Hàn lâm khoa học, người đã có hơn hai thập kỷ nghiên cứu về cộng đồng Việt Nam, miêu tả và bổ xung: “Nhưng dạo đó họ hoàn toàn không biết cách xử lý với sự giầu có của mình.”

Và chứng minh bằng câu chuyện. Rằng hồi đó tại Železná Ruda có ông người Việt giầu có, mà trong vòng một ngày chỉ vài giờ- hay vài chục phút- đã thua 90 nghìn korun ở sòng bạc, rồi đứng đậy đi về bình thản. Trong khi đó ở cùng với vợ, mà đang cùng nấu ăn với những người Việt Nam khác trong nhà bếp chung, ở khu tập thể lâm trường rừng. Ngày đó với người Việt là thời gian không chắc chắn. Vẫn chưa định cư ổn định ở Séc và theo Stanislav Brouček thì cả chuyện hồi hương của họ cũng phức tạp. “Nhưng thời thế đã đổi thay và hiện nay đã có được cách sử dụng cho những đồng tiền ấy. “Ngày nay chủ yếu họ đầu tư như tất cả mọi người, như ngài Andrej Babiš.”

Thế nhưng cái bóng đen của buôn bán phi pháp với rượu lậu và ma túy vẫn bao phủ cộng đồng. “Bạn tới thành phố miền tây Séc, nơi một người Việt giầu có sở hữu tòa nhà mấy tầng. Tầng trệt là quán cờ bạc, nơi bán ma túy. Con người ấy rất có uy tín trong cộng đồng và đồng thời cộng tác với cảnh sát chống ma túy. Bạn có thể nhìn cộng đồng Việt Nam qua chính thấu kính của con người đó. Và đấy chính là cái mảng vô hình của họ, mà tôi đề cập đến,”  Stanislav Brouček nói. Theo ông ta, thì chưa ai khám phá thành công cái gọi là nền kinh tế di dân Việt Nam. Đó không chỉ là bán buôn thực phẩm tương đối béo bở bây giờ, mà cả những thứ hàng hóa khác vẫn chưa biết rõ.

Các đại gia và tầng lớp dưới

Cộng đồng Việt Nam ở Séc có thể chia ra thành ba tầng lớp xã hội chính

THƯỢNG LƯU. Sở hữu các của hiệu bán buôn và công ty nhập khẩu thực phẩm và hàng hóa khác.

TRUNG LƯU. Những người kinh doanh và phần lớn người Việt mà chúng ta gặp. Khoảng 60 đến 70 phần trăm cộng đồng người Việt sở tại. Trong chừng mực nhất định tầng lớp trung lưu chịu sự kiểm soát của nhóm Thượng lưu, mà nhiều khi các cửa hiệu bán lẻ của họ được đầu tư tài chính. Và ở đây có thể hình thành không gian cho cái chuyện rửa tiền thường hay được nói đến.

NGHÈO KHÓ. Phần lớn là công nhân làm thuê cho các công ty môi giới, đã sang Séc trong những năm 2006 đến 2008. Có khoảng hai nghìn công ty đã đưa họ sang đây và “cung cấp” vào Séc theo ước tính khỏang từ tám đến 20 nghìn người. Nhưng khi nổ ra khủng hoảng tài chính, phần lớn những công nhân này bị sa thải ra khỏi dây chuyền sản xuất. Họ là những người dễ bị tổn thương nhất, mà có thể ví dụ buộc phải làm việc trong những vườn cần sa Việt Nam. Để đến được Séc họ phải trả từ năm đến mười nghìn USD. Những người này đến nay mới bắt đầu tự đứng được.

(Còn tiếp)

David Nguyen - euro.cz 
 
©Vietinfo

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

  • #2 Chân lấm tay bùn: Đấu cứ phải thượng lưu là nhẹ nhàng

    03-08-2017 21:34

    Theo miêu tả của David Nguyen thì "tầng lớp Trung lưu" của cộng đồng người VN tại Séc khoảng 60 - 70% đang "chịu sự kiểm soát" của nhóm "Thượng lưu" là không sát thực tế lắm.

    Bởi tầng lớp Trung lưu này lại thường bị nợ các loại tiền bảo hiểm xã hội, y tế, cũng như các khoản nợ trên trời dưới đất khác và đang lâm vào cảnh luôn bị cưỡng chế, đang thoi thóp... nhiều người phải đi làm thuê, làm chui cho chính đồng hương mình. Người nào không nợ, nếu đường đường chính chính kinh doanh, thật sự cũng chỉ đạt mức đủ ăn.

    Tầng lớp "Nghèo khó" lại ít nợ nần nhất vì họ "biết" được thân phận của mình, luôn lo lắng trả các khoản nợ bằng chính sức lao động chân chính của mình trong các nhà máy.

    Cái gọi là tầng lớp "Thượng lưu" được "ăn chơi nhẩy múa" đều đều, nếu trả đù thuế và thực hiện đúng luật thì họ chỉ là Trung lưu thôi.
  • #1 Nguyenviet: Lố

    03-08-2017 17:19

    Sù ta tập tễnh học sang
    Xe đẹp khệnh khạng vẫn mang vận sù
Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo