Séc-Slovakia

Qui chế dân tộc thiểu số của người Việt Nam ở Cộng hòa Czech

Cập nhật lúc 17-07-2016 17:07:28 (GMT+1)
Nguồn ảnh: Internet

 

Mới đó mà đã ba năm, kể từ khi chính phủ đang trong thời gian từ chức của thủ tướng Petr Nečas (ODS) trước khi giải thể trong phiên họp cuối cùng ngày 03.07.2013 đã ký quyết định sửa đổi Qui chế điều lệ Hội đồng chính phủ về các sắc tộc thiểu số, bổ xung thêm thành viên mới gốc Việt Nam và Belarus vào cơ quan cố vấn này.


Thực tế này, theo Từ điển bách khoa toàn thư mở tại địa chỉ https://cs.wikipedia.org/wiki/Vietnamsk%C3%A1_men%C5%A1ina_v_%C4%8Cesku bị (hay được) nhiều người vì những lí do nào đó hiểu nhầm (trên phương diện pháp lý), tuyên truyền như sự “công nhận” những người Việt Nam ở Cộng hòa Czech là dân tộc thiểu số.

Theo luật, thành viên các sắc tộc thiểu số trong những hoàn cảnh cụ thể mà pháp luật qui định, có quyền được học tập đào tạo, đối thoại với cơ quan nhà nước bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Thế nhưng đã ba năm trôi qua kể từ “thời điểm lịch sử” đó, đã có cá nhân nào trong cộng đồng mà đến ngày 30.06.2016 theo số liệu thống kê chính thức của bộ Nội vụ tổng cộng 57.680 công dân quốc tịch Việt Nam sinh sống trên lãnh thổ CH Czech này, bằng hình thức nào đó tận dụng cái quyền sắc tộc thiểu số được pháp luật bảo đảm ấy? Những quan chức trong cộng đồng đã và đang thường xuyên hạch toán công lao nỗ lực đóng góp từ vận động tranh thủ sự ủng hộ cho tới đấu tranh bền bỉ để yêu cầu nhà nước sở tại “chính thức công nhận cộng đồng người Việt Nam ở CH Czech là dân tộc thiểu số” liệu có thể làm được gì để biến cái bánh vẽ kia trở thành sự thật? Không thể! Bởi qui chế sắc tộc thiểu số cho tới thời điểm này vẫn chỉ giành cho những ai đã nhập quốc tịch CH Czech.

Còn trong khuôn khổ các qui định pháp lý liên quan tới quyền lợi (và dĩ nhiên cả trách nhiệm) của công dân Czechia là thành viên các cộng đồng sắc tộc thiểu số mà trong đó có cả những người gốc Việt Nam, thì ngoài luật số 273/2001 Sb., về quyền các thành viên sắc tộc thiểu số, còn có nhiều luật khác liên quan mật thiết. Ví dụ như luật số 500/2004 Sb., về Thủ tục hành chính, tại điều 16- Ngôn ngữ giao tiếp, trong mục 4 ghi rõ: “Công dân Cộng hòa Czech là thành viên sắc tộc thiểu số, trước cơ quan công quyền có quyền giao tiếp bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Nếu cơ quan chính quyền đó không có công chức nào sử dụng được ngôn ngữ thiểu số ấy, thì công dân tìm phiên dịch trong danh lục các phiên dịch. Chi phí phiên dịch và chi phí biên dịch trong trường hợp này do cơ quan nhà nước chịu”. Một điều khoản có nội dung tương tự cũng có trong luật số 280/2009 Sb., về Thủ tục thuế. Cụ thể là điều 76 mục 4: “Công dân Cộng hòa Czech là thành viên sắc tộc thiểu số, trước các cơ quan quản lý thuế có quyền giao tiếp bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Nếu cơ quan quản lý thuế đó không có công chức nào sử dụng được ngôn ngữ thiểu số ấy, thì công dân tìm phiên dịch trong danh lục các phiên dịch. Chi phí phiên dịch và chi phí biên dịch trong trường hợp này do cơ quan quản lý thuế chịu”.

Theo văn kiện bình luận của chính phủ CH Czech phản ứng ý kiến phê phán hồi quí IV năm 2015 của Ủy ban cố vấn về Hiệp định khung về bảo vệ sắc tộc thiểu số, nhắc nhở những thiếu sót của nhà nước CH Czech khi thực hiện cam kết với hiệp định này (ACFC/OP/IV(2015)004), khẳng định quyền sử dụng ngôn ngữ thiểu số được sử dụng trên toàn lãnh thổ.

“Quyền tương tự của các thành viên sắc tộc thiểu số cũng có cả trong các loại hình giao tiếp hành chính khác- nhất là trong các thủ tục tòa án (ví dụ điều 18 luật số 99/1963 Sb., về Thủ tục tòa án dân sự, điều 33 mục 1 luật số 182/1993 Sb., về Tòa Hiến pháp, v.v…). Trong thủ tục tố tụng hình sự qui định có khác đôi chút (điều 12 mục 4 luật số 141/1961 Sb., về tố tụng hình sự). Nhưng tất cả các qui định này đều có hiệu lực trên toàn lãnh thổ CH Czech,” văn kiện bình luận của chính phủ viết.

Văn kiện bình luận này của chính phủ chủ yếu là phản ứng lại điểm 79 trong Những kiến nghị của Ủy ban cố vấn, mà qua đó gây cảm giác, rằng quyền sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của thành viên các sắc tộc thiểu số khi giao tiếp với chính quyền chỉ hạn chế tại một số địa phương. Chính phủ CH Czech khẳng định nhiều lần trong văn kiện bình luận, rằng pháp quyền này có hiệu lực trên toàn lãnh thổ không phân biệt địa bàn, lĩnh vực.

Nhân dịp ba năm ngày “cộng đồng người Việt Nam tại CH Czech được chính thức công nhận là dân tộc thiểu số” theo cách lộng ngôn có chủ đích của một số cá nhân và tổ chức ấy, xin được đặt ra một câu hỏi rõ ràng ngắn gọn: Đã có cá nhân công dân Việt Nam nào đang định cư sinh sống trên lãnh thổ CH Czech được (hay dám?) tận dụng cái quyền được sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ khi giao tiếp với các công chức nhà nước tại Cục tị nạn và chính sách di trú bộ Nội vụ hay cảnh sát ngoại kiều CH Czech, hoặc thuê mướn phiên dịch sau đó yêu cầu các cơ quan này thanh toán chi phí hay chưa?

(David Nguyen- tháng 7.2016)

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

  • #10 David Nguyen: Nội dung bài viết

    22-07-2016 08:37

    Chắc ai cũng đã nghe thấy câu cửa miệng “đi với Bụt mặc áo cà sa…”. Bạn Kim jong nam chỉ trích cái ví dụ mình đưa ra “như là tiểu xảo” cũng đúng thôi, nếu trong cuộc chơi cả đôi bên cùng quân tử. Dĩ nhiên tuyệt đại đa số cảnh sát Czech là đàng hoàng, nhưng cũng không hiếm những cá nhân chưa được như thế, nhất là với nhiều trường hợp liên quan tới người Việt. Trong sự việc tôi nêu làm ví dụ, cảnh sát viên nọ đã nêu lý do định xử lý không thể “củ chuối” hơn với thái độ khiêu khích. Bạn Kim jong nam sẽ làm gì khi mà chắc chắn nỗ lực tranh luận chứng minh để họ tâm phục khẩu phục cũng tương tự như vạch đầu gối mình ra mà nói chuyện? Hay bạn sẽ nghiến răng nghiến lợi nộp phạt rồi đi cho xong chuyện như bao người VN khác?
    Còn bạn số 8 (Hưng) “đặt câu hỏi sai” khi thắc mắc: “Thứ nữa là theo tôi hiểu thì đã là người Séc rồi thì ra Cục tị nạn để làm gì”. Vâng. Đúng vậy! Và đó chính là bản chất vấn đề. Bao năm qua các vị “lãnh đạo” luôn rêu rao về chuyện “người Việt Nam đã được nhà nước Czech công nhận là dân tộc thiểu số” (dĩ nhiên là nhờ công lao của họ); và sau khi được công nhận rồi thì kèm theo bao nhiêu là quyền lợi nọ kia. Trong đó có quyền sử dụng tiếng mẹ đẻ. Vậy thì nếu những điều họ tuyên truyền cho cộng đồng là đúng, thì người Việt cư trú ở CH Czech khi đã được “công nhận là dân tộc thiểu số” cũng nghiễm nhiên có quyền sử dụng tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp với cơ quan nhà nước. Vì thế cho nên thử ra cục Tị nạn dùng tiếng mẹ đẻ xem có được không.
  • #9 truong: nguoi viet noi tieng sec?

    21-07-2016 22:19

    ai nói người nhâp quoc tich sec la biet tieng sec tot ? co nguoi co quoc tich khong viet noi may chu tu thu hai den chu nhat tieng sec. phat am c va ř khong ai hieu .
  • #8 Hưng: Đặt câu hỏi sai

    21-07-2016 10:40

    Cảm ơn anh David Nguyễn về bài viết. Có thể ít người biết về quyền lợi trên, nhưng sử dụng nó cho những việc thông thường thì nhiều phiền phức hơn là có lợi. Đồng quan điểm với #1. Nếu đã có quốc tịch Séc thì sẽ biết tiếng Séc để giao tiếp với công sở những việc cơ bản. Đòi quyền lợi sử dụng tiếng Việt mất thời gian, không giải quyết được gì. Thứ nữa là theo tôi hiểu thì đã là người Séc rồi thì ra Cục tị nạn để làm gì.
  • #7 Dốt: Tiếng Séc

    19-07-2016 17:14

    Không phải tất cả người Séc gốc Việt đều biết tốt tiếng Séc (kể cả nghe, nói và viết). Không tin các bạn cứ thử trao đổi vài câu hoắc viết đôi dòng bằng tiêng Séc với một số vị có quốc tịch Séc mà xem. Nhất là "lãnh đạo các Hội, Đoàn". Vậy thì quyền được giao tiếp với các cơ quan công quyền bằng tiếng mẹ đẻ là điều đương nhiên. Nếu các bạn thạo tiếng Séc, có thể trao đổi bằng tiếng Séc với vài vị "phiên dịch quốc gia"- Thật ra là phiên dịch tòa án- Sẽ hiểu trình độ chung về tiếng Séc của cộng đồng VN so với các dân tộc thiểu số khác .
  • #6 Kim jong nam: Vô tình

    18-07-2016 18:44

    Anh David Nguyen đưa ra ví dụ khi bị cảnh sát giao thông chặn...cái này giống như là tiểu xảo, cảnh sát phải cho anh đi vì họ bị vào thế bí, chứ họ không tâm phục khẩu phục, bởi nếu họ bắt anh vô cớ thì anh phải chứng minh cho họ bằng những điều luật trong giao thông. Tất nhiên khi bị cảnh sát bắt thì ai cũng tìm mọi cách để tránh tội, nếu anh dùng cho anh hoặc nói nhỏ với vài người thân thì cũng bình thường. Còn anh đưa lên báo, liệu chỉ có người Việt ta đọc những dòng này, hay có cả người Sec, các nhà nghiên cứu...cũng đọc, như vậy vô tình ý tốt của anh lại phản tác dụng
  • #5 hung: binh luan

    18-07-2016 10:07

    luat do de nghe cho suong tai thoi chu chinh phu lam sao co du tien ma chi phi cho phien dich hay them cac nhan vien o cac van phong ko phai moi viet nam ma con cac dan toc khac nua
  • #4 David Nguyen: Quyền lợi triệt để

    18-07-2016 08:46

    Dĩ nhiên là khi đã đề nghị nhập quốc tịch Czechia, một trong những điều kiện then chốt là thông thạo ngôn ngữ bản địa. Nhưng trong cuộc sống có vô vàn tình huống khi mà tầm hiểu biết của công dân còn hạn chế. Vì thế những luật này là để nhằm đảm bảo cho công dân được sử dụng triệt để quyền của mình mà pháp luật công nhận, hiến pháp bênh vực bảo vệ. Những luật này đều đã có từ rất lâu trước khi người Việt Nam có người đại diện trong Hội đồng. Có thể ai đó sẽ "cười thối mũi", nhưng không thể cấm người khác tận dụng quyền công dân (trong khuôn khổ bài này là nói về quyền sử dụng tiếng mẹ đẻ) của họ.
    Hãy hình dung tình huống, ví dụ khi bị cảnh sát giao thông chặn và hoạnh họe những lí do vô cớ, bạn có thể yêu cầu gọi phiên dịch căn cứ theo điều 16 luật số 500/2004 Sb., về Thủ tục hành chính vì "vấn đề vượt quá tầm hiểu biết". Lưu ý, tôi đã một lần dùng chiêu này và cảnh sát sau khi tìm hiểu đã mỉa mai "vì sao quốc tịch CZ mà không biết tiếng". Câu trả lời của tớ: Vì lí do vớ vẩn mà các vị đưa ra để định xử lý phạt vượt quá tầm hiểu biết của tôi. Nên cần giải quyết thông qua phiên dịch và luật sư. Kết quả là: Mời ông tiếp tục hành trình.
    Trong cuộc sống, không ai có thể và cũng không nên khẳng định mình thông thạo tuyệt đối điều gì.
  • #3 Người Tréc gốc tre: Thiểu số

    17-07-2016 21:54

    Tôi nghĩ là chưa ai sử dụng cái gọi là quyền sử dụng tiếng mẹ đẻ đó của người thiểu số. Mà tại sao phải sử dụng nó, khi ta đã là người Tréc, ta phải thông thạo tiếng Tréc chứ? Ta nói tiếng mẹ đẻ, người ta cười cho thối mũi ấy a. Đúng vậy không ông David?
  • #2 dai ca : dan toc thieu so

    17-07-2016 19:46

    dan toc thieu so thi chi co cac ong dai su quan va lanh su quan vn suong thoi dc tung ho . dc khen thuong . cong dong vn o sec thi dc cai ech gi . toan la cai huu danh vo thuc . het
  • #1 Kim jong nam: Thừa

    17-07-2016 19:44

    Quy chế này chỉ có tác dụng với người Việt đã nhập quốc tịch Séc, tôi tin rằng 100% số người này biết thông thạo tiếng Séc, nên họ dùng tiếng Việt làm gì cho phiền phức
Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.
Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Thảo luận

Quảng cáo