Người Việt tại Séc: “Lũ Bê con” hư hỏng của “Bò mẹ cạn sữa”
![]() |
Ảnh: Internet |
Hình ảnh những người Việt cần cù chăm chỉ bao năm nay đang mất dần. Tại Séc đã xuất hiện những đứa con lạc loài từ cộng đồng của họ. Đó là góc nhìn của một bài viết tren báo Lidové của Séc. TRong cái nhìn về cộng đồng chúng ta còn nhiều sai lệch, nhưng cũng để chúng ta nhioeeuf suye nghĩ.
Những sự kiện xảy ra xung quanh trung tâm buôn bán Sapa ở phường Libuš đã làm phương hại tới hình ảnh tốt đẹp mà người Việt có từ lâu trong xã hội Séc. Thay vào chỗ những người cần cù chăm chỉ, hy sinh thân mình, tự nhiên xuất hiện những kẻ nghiện ngập và lang thang vô gia cư.
Cộng đồng người Việt ở Séc đã phân hóa tới mức làm xuất hiện một tầng lớp được gọi là “vô sản”. Cộng đồng người Việt không còn là “con bò sữa” đáng được để ý đến của các cơ quan nhà nước Séc nữa. Người Việt ở Séc đang phơi bày mọi thứ mà cả người Séc cũng không có. Ăn sâu vào tiềm thức của họ từ xa xưa là nhu cầu phải lao động không ngừng cho sự tồn tại của giống nòi. Việc hương khói nơi bàn thờ gia tộc chính là để đảm bảo tính bền vững muôn đời đó. Họ không cần quan tâm đến hệ thống bảo hiểm hưu trí cho người già ra sao, bởi vì việc nuôi dưỡng thế hệ trước, dù đã chết hay đang sống nốt tuổi già, mới là cái đảm bảo cho sự bất tử của họ.
Áp lực duy nhất đối với họ thể hiện ở chỗ bắt buộc phải sinh được con trai, vì chỉ có con trai mới có thể giữ gìn chăm lo thờ phụng tổ tiên. Con gái sẽ phải thờ phụng tổ tiên bên nhà chồng. Nhà nước cũng không quan trọng vì Nhà nước chỉ là bộ máy quyền lực của các “quan lớn”. Đối với các quan lớn này thì chỉ cần sự đàm thoại. Và các “ông quan lớn” người Séc thì lại rất tốt bụng. Khi nghiên cứu về vấn đề di trú của người Việt Nam, nhà Việt Nam học Eva Pechová đã dẫn lời tuyên bô một cách tự phát của một thanh niên Việt: “Người Việt đến séc đông, vì đã có nhiều người đang sống ở đây, người Séc lại rất tốt bụng và luật pháp thì rất ngớ ngẩn” Ý nghĩa khẳng định “người Séc tốt bụng” đã được in trong hội thoại tiếng Séc-Việt cho người Việt đang sống ở Séc: “Anh mở nắp máy ô tô ra cho xem? Dầu chảy từ động cơ ra rất nhiều. Anh sẽ phải nộp phạt 1000 korun”, “Cho tôi xin, ông làm ơn đi. Ông sẽ có 300 kč”.
Với việc cộng đồng bị phân hóa, những người “chạy chợ” Việt Nam cùng với những nô lệ của mình sau bao nhiêu năm đã thành những “con bò sữa” cho các cơ quan công quyền Séc. Sau từng ấy năm trời không ai tính được số tiền những “con bò sữa” đó phải chi trả là bao nhiêu!
trong nền kinh tế tiền mặt đó, số phận hàng hóa của người chạy chợ trong các vụ tịch thu và sau những cuộc thanh tra, theo lời họ kể lại thì thật là muôn mầu muôn vẻ:” Chỉ có phần rất nhỏ được đưa vào biên bản của công an, phần lớn đã trở thành chiến lợi phẩm. Đó là mục tiêu tranh giành dữ dội của các “ông lớn”.
Có lẽ, việc ăn hối lộ bằng sự bóp nặn từ nền kinh tế đặc thù Việt Nam đã lộ ra đó cũng không gây nên sự phẫn nộ cho những công dân sống xung quanh khu vực Libuš Praha, mà sự khó chịu lại tạo ra do sự tồn tại của những thành phần bất hảo xung quanh khu vực chợ Sapa. (Nơi được ví như tổ ong và trong đó có đủ các loại ong làm việc!).
Từ năm 2007, các công ty liên doanh Séc – Việt môi giới lao động đã kéo sang Séc và đưa vào các xưởng lắp ráp khoảng hai mươi nghìn “doanh nhân” nông thôn Việt Nam, có trang bị bằng giấp phép kinh doanh. Nhưng họ lập tức bị mất việc làm khi khủng hoảng kinh tế ập tới và phần đông đã lao đến chợ Sapa. Họ sống vất vưởng qua ngày và chờ cơ hội để kiếm tiền nhiều hơn, nếu họ còn chưa ngập vào nghiện hút, tiêm chích và họ đang kiếm sống bằng mọi cách.
Chương trình “Hồi hương tự nguyện” của bộ Nội vụ không liên quan tới họ, mà nếu có thì họ cũng chẳng hề quan tâm tới. Họ và các thành viên gia đình ở Việt Nam là những con nợ của các nhà môi giới làm víza vào Séc. Món nợ trung bình khoảng 12 nghìn đô la Mỹ. Nếu còn chưa làm ra tiền để trả món nợ đó, thì họ vẫn phải mang trên trán cái dấu vô hình : Về quê – không được mong đợi.
Những người môi giới, họ là ai? Họ không xuất thân từ lực lượng lao động Việt Nam được đưa sang từ những năm 70 trong khuôn khổ hợp tác của Hội đông tương trợ kinh tế (RVHP), mà từ những vòng quay luân chuyển lao động cuối cùng đến năm 89, số người này bắt đầu buôn bán quần áo và hàng điện tử. Đầu những năm 90, người thân của họ đã bắt đầu sang theo họ. Năm 1993 lại được tăng lên hàng nghìn người từ Cộng hòa dân chủ Đức cũ. Chính phủ liên bang Đức hủy bỏ cư trú và hứa sẽ đền bù tài chính cho người rời khỏi Đức. Lượng lớn người Việt khác thì chuyển đến từ Ba Lan (một số người Việt có cư trú vĩnh viễn ở Séc hiện đang sống ở Ba Lan) và Hungari (vì ở đó, họ phải đối đầu với sự cạnh tranh của người Trung Quốc). Trong khi đó, người Việt ở Séc chưa hề được công nhận là dân tộc thiểu số.
Gần một nghìn người trong đó họ mang quôc tịch Séc, 80 nghìn người còn lại vẫn chỉ được coi là người nước ngoài. Đa số không hề có ý muốn từ bỏ quốc tịch Việt Nam, mặc dù buộc phải bỏ khi họ nhận quốc tịch Séc.
Cộng đồng người Việt ở Séc đã phân hóa tới mức tự tạo ra nô lệ cho chính mình. Huyền thoại về những người Việt di cư năng động, có ý chí nâng cao tri thức chỉ còn là thực tế sống sượng thể hiện bằng sự xuất hiện một lớp người bị mất phương hướng trong xã hội. Đa số họ là những người nông dân nghèo ở miền trung Việt Nam và lưu vực sông Hồng.Trong tiếng Việt, họ bị khinh bỉ gọi là “Gà” – ít hiểu biết và ngây thơ, hay là “Thóc” – người nhà quê. Với những nhà môi giới rất thông thạo trong môi trường đầy thói hối lộ ở Séc và Việt Nam thì họ, những “Gà” và “Thóc” đáng thương chính là món hàng xuất khẩu giống như bất cứ món đồ nào khác. Món hàng càng có giá hời khi mà họ bị khủng bố tinh thần càng lâu. Trong cơ cấu của cộng đồng Việt Nam di trú không phải chỉ có các cửa hàng, hiệu làm tóc mà có cả những ổ chứa gái mại dâm Việt Nam. Ngây thơ, tuổi dưới đôi mươi, các cô được đưa sang Séc chỉ với mục đích đó. Bây giờ các nhà môi giới bố trí nhập khẩu nhóm người “vô sản”. Những kẻ nghiện ngập thay thế chỗ cho cô nhà văn trẻ gợi tình của câu chuyện huyền bí của nhà văn Jan Cempírek, người đã thay vai trò một cô gái Việt Nam sống ở Séc, viết ra tiểu thuyết “Ngựa trắng – Rồng vàng”, năm ngoái đã được nhận giải thưởng văn học. Nhân vật – cô gái đã lột tả niềm mong đợi của xã hội Séc đa văn hóa. Những đứa trẻ tài năng (được gọi là những đứa trẻ Chuối, ruột trắng, vỏ vàng) con cái người dân tộc thiểu số sẽ bước vào làng văn học Séc. Thay thế chỗ các cô gái Việt Nam đẹp gợi cảm, viết chữ Séc là những thanh niên Việt mất gốc và nghiện ngập, họ đã làm phiền cư dân trong khu vực Libuš. Ủy ban phường còn đe là sẽ lập ra đội tự vệ và còn nói đến chuyện xuất hiện khu dân cư biệt lập của người Việt (như kiểu dành cho người Do Thái thời thế chiến thứ hai).
Đỉnh điểm trong quan hệ xung quanh “Hà Nội nhỏ”, tên người ta vẫn gọi khu chợ khổng lồ này, ngoài những chuyện khác ra còn có lẽ vì giá các bà Séc trông trẻ con ở Praha đắt quá, so với những vùng Karlovy Vary, làm cho nhiều người Việt không có khả năng gửi con, trẻ con ngây thơ lang thang trên đường phố và chúng đã thử nghiệm với ma túy. Có cả chuyện nhiều gia đình Việt Nam đã gửi những đứa con hư hỏng sang Séc cho chúng đi học.
Hình ảnh đã bao năm ngự trị về người bán hàng chăm chỉ và những đứa trẻ xuất sắc nay đã tan tành. Bò sữa của những người Việt di cư đã sinh ra những con bê hư hỏng. Chúng có thể chỉ có tác dụng như những kẻ làm vườn trong các vườn trồng cần sa hoặc để làm đám cưới trá hình với những người bản địa ly khai. Người Việt đã trở thành một trong những người hàng đầu cung cấp ma túy tại các biệt khu của người Di gan.
Để bảo trì nơi thờ phụng tổ tiên cần phải có rất nhiều tiền, vì ở Séc rất khó tìm được nơi an nghỉ cuối cùng. Quan tài chờ người quá cố sẽ trôi về đôi bờ sông Hồng. Chúng ta sẽ không nhìn thấy những ngôi mộ, hay những nghĩa trang của người Việt ở đất Séc này đâu.
Xã hội Séc, nơi ở đó cha mẹ có mọi nghĩa vụ với con cái, còn con cái đối với cha mẹ thì chẳng có nghĩa vụ gì cả, là hậu trường câm lặng của cộng đồng Việt Nam di cư, trong khi ở nơi họ thì mọi thứ đều ngược lại. Sự tĩnh lặng như câm đó đã bị đưa vào tầm ngắm ít nhiều của các trò diễn chính trị Séc trong những tuần qua và gào to lên những mối quan tâm đến các vấn đề xảy ra xung quanh chợ Sapa. Đảng công nhân, ngày nay là Đảng công nhân vì công lý, lại muốn cho mọi người biết đến mình. Vậy là, để chờ đợi rằng cô gái Việt xinh đẹp sẽ viết bàng tiếng Séc những chuyện bán chạy nhất, thì ở phố Na Domovině thuộc phường Libuš sẽ chỉ có thể chờ thấy được cảnh có kẻ Séc phát xít và người Việt Nam mất gốc cấu xé nhau, nói cho nhanh, làm rách tai chẳng hạn.
Người nông dân Việt Nam, được trang bị giấy phép kinh doanh bị mất việc làm từ lúc khủng hoảng kinh tế ập đến và họ kéo về chợ Sapa. Họ sống vất vưởng và chờ cơ hội kiếm tiền, khi mà họ còn chưa tiêm chích và họ kiếm sống bằng mọi cách có thể.
NDT biên dịch từ báo LN, tác giả bài viết: ROMAN KRIŠTOF. (Tít do Vietinfo đặt lại)
Nguồn Sescviet.cz
>>> Tham khảo thêm tin trong ngày bằng tiếng Séc. Nguồn Tn.cz