Séc-Slovakia

Người Việt ở Praha-Libuš, nơi có chợ đổ hàng Sapa

Cập nhật lúc 03-03-2013 14:31:30 (GMT+1)
Người Việt ở Libuš. Ảnh: Aktuálně.

 

Nghiên cứu “Phân chia nội bộ trong lòng người Việt“ của các tác giả Tereza Kušniráková, Andrea Plačková và Tran Vu Van Anh đem đến một cách nhìn mới về cộng đồng người Việt ở Séc, đặc biệt là ở Praha-Libuš.


Được yêu cầu bởi Bộ phát triển địa phương Séc, nghiên cứu của 3 tác giả nói trên được thực hiện nhằm vào việc phân tích các nhóm người trong nội bộ của từng cộng đồng người nước ngoài tại Séc, ở đây là người Việt Nam tại Praha-Libuš. Dựa trên những thông tin có được từ nghiên cứu này, các biện pháp hội nhập sẽ được đưa ra.

Người Việt tập trung về Libuš từ những năm 90 của thế kỉ trước. Vào năm 1999, lò mổ gia súc xưa kia đã được xây dựng thành TTTM Sapa ngày nay. Sau 20 năm, người Việt đã trở thành một phần của Libuš, đem đến những nét văn hóa mới song cũng cả những khó khăn cho việc sống chung giữa họ và người bản địa.

Tính trên toàn Séc, người Việt chiếm 0,61% dân số. Từ năm 1993, số người Việt Nam ở Séc chỉ là 9000 người, tới nay đã đạt 60 000, không chỉ vì di dân mà cả nhờ việc sinh con. Giữa năm 1995 và 2011 có 8028 trẻ em Việt Nam sinh ra tại Séc. Con số này cũng chịu ảnh hưởng từ số lượng thiếu nữ Việt Nam, thuộc thế hệ thứ hai, đang bước vào tuổi sinh đẻ. Ngoài ra, vào năm 2012, tức năm rồng, số lượng đám cưới và các ca sinh nở cũng tăng cao do niềm tin vào cung hoàng đạo này.

Người Việt di cư sang Séc. Ảnh: aktualne.cz.

Người Việt di cư sang Séc. Ảnh: aktualne.cz.

Cộng đồng Việt Nam nhiều người trẻ tuổi

Các thống kê hiện nay cho thấy rằng 12-14% thành viên của cộng đồng Việt Nam sống tại Séc không phải người di cư mà chỉ là con cái của người di cư. Đó là những trẻ em sống tại đây, hầu hết là trẻ em tuổi từ 0 đến 5. Số thanh thiếu niên dưới 24 tuổi tại đây cũng thường xuyên dao động ở mức xung quanh 40%, điều này nói lên tính chất gia đình đặc trưng của người Việt. Tuy nhiên, kể cả khi những người trẻ tuổi tăng cao, chỉ 5-8% người Việt trẻ 18-26 tuổi đi học đại học. Điều này có nghĩa rằng 90% thanh niên Việt Nam là người lao động trong các quầy hàng, quán ăn và dịch vụ làm đẹp. Điều đó có nghĩa là những người Việt trẻ này vẫn chỉ có mối quan hệ tối thiểu với văn hóa Séc.

Cuộc sóng gia đình, thời gian ở tại Séc trung bình và số lượng người có giấy phép định cư (chiếm khoảng 2/3) cho thấy hầu hết người Việt đều chọn Séc làm quê hường. Tuy nhiên, nhu cầu về quốc tịch tạm thời không nhiều. Từ năm 1993 đến 2011 tại Séc mới chỉ có 979 công dân gốc Việt Nam được cấp tịch. Con số này được dự đoán sẽ tăng lên khi thế hệ thứ hai tại Séc đến tuổi trưởng thành.

Nội bộ cộng đồng Việt Nam cũng luôn thay đổi. Sự phân nhóm ở đây dựa trên các yếu tố gia đình và kinh tế, cũng như trình độ và nguồn gốc. Nhóm đầu tiên là những người đã ở đây từ những năm 90, sau đó đến lượt con cái họ và nhóm di cư công nhân sang Séc sau năm 2000. Những người mới đến này vì những lí do ngoại cảnh thường không học tiếng cũng như văn hóa của người bản địa. Công việc chính của họ là làm ăn kiếm tiền để sau mày về nước. Sự tồn tại của họ cũng phụ thuộc vào cả những người làm dịch vụ trong cộng đồng.

Tầng lớp trung bình trong xã hội thường bán hàng nhỏ trong Sapa. Ảnh: aktualne.cz.

Tầng lớp trung bình trong xã hội thường bán hàng nhỏ trong Sapa. Ảnh: aktualne.cz.

Người Việt không sống cùng nhau mà chỉ cạnh nhau

Có thể thấy rằng người Việt tại Séc không là một cộng đồng hoàn toàn đồng nhất, nhưng mỗi nhóm người đều liên quan đến nhau, nhất là ở Sapa. Tại đây, đó là mối quan hệ buôn bán, thứ tạo nên khái niệm “cộng đồng“ giữa những người Việt Nam. Ngoài buôn bán, họ không có những mối quan hệ riêng tư với nhau ngoài những người thân quen trong gia đình.

Ở phường Libuš, nơi có chợ Sapa, cũng vậy. Họ không coi mình là cộng đồng và thú nhận rằng họ chỉ quen những người hàng xóm Việt Nam ở chợ Sapa chứ không phải vì họ sống gần nhau. Nếu có mối quan hệ thân thiết, đó là giữa những người họ hàng chứ không phải bạn bè và càng không vì lí do dân tộc. Có thể nói, người Việt ỏ Libuš không sống cùng nhau mà chỉ sống cạnh nhau do mối liên quan với chợ Sapa, nơi họ buôn bán và làm việc.

Ngay tại đây, các nhóm người Việt Nam được phân định rõ rệt. Những người là ông chủ của các kho hàng lớn hay công ty to thường có nhà riêng ở Libuš, nơi cả gia đình họ sống đã hàng năm nay. Nhóm thứ hai là tầng lớp trung bậc trong xã hôi, họ có quầy trong Sapa hay bấn đồ ăn. Cuối cùng là nhóm người thu nhập thấp, thường là người trẻ tuổi sang đây sau thời kì khủng hoảng và hiện đang làm thuê. Họ không biết tiếng, ít người thân quen và sống tụ tập trong những căn hộ thuê chung, kiếm tiền trả nợ ở nhà. Ở Libuš đương nhiên cũng có người Việt không nhà, tức là tương đương với ăn xin Séc. Ngược lại các căn hộ sinh viên ở Libuš không tồn tại.

Tất cả cho thấy rằng người Việt ở Libuš không đồng nhất, hơn nữa, họ cũng tránh sống gần nhau. Tuy không phân định các tầng lớp xã hội một cách ra mặt, song có thể nhận thấy rằng có những nhóm người cần sự hỗ trợ lớn hơn. Đó là những người làm thuê ở Sapa, song cả những người chỉ sang Séc theo chồng, vì thế ít có cơ hội hòa nhập.

Nghiêm Trang – vietinfo.eu
geomigrace.cz

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

  • #2 ANH MINH: MƯU SINH

    06-03-2013 14:32

    Đi tây là thế ư? ở nhà mọi người cứ lầm tưởng đi nước ngoài là ăn trắng mặc trơn, đi toalét nhặt được 100 USD, NGỜ ĐÂU lại thế này, có người doi vào cảnh màn trời,chiếu đất, ở tiệp hàng chục năm mà chưa bao giờ có chìa khoá nhà. Tất cả vì đồng tiền, bon chen.

    cạnh tranh thiếu lành mạnh ,băng hoại đạo đức ,có trường hợp anh em ,con cháu ruột cũng từ mặt nhau vì đồng tiền,lợi nhuận,còn bạn bè thì bằng mặt nhưng chẳng bằng lòng .chơi với nhau từ thuở nào ,nhưng khi lợi nhuận bị ảnh hưởng THÌ SẴN SÀNG TỪ MẶT NGAY...
  • #1 Tưởng đi tây làm gì, đi tây chỉ là như thế này thôi: Phải đi tây vì ở nhà bị đảng độc tài và chính phủ tham nhũng ăn cắp hết của cải và tước đọat hết những cơ hội sống.

    04-03-2013 08:45

    Người việt nam ở Séc tự có những tổ chức gọi là cộng đồng, 1 kiểu qui tụ của những động vật bậc thấp: nhỏ hơn xã hội, lớn hơn bầy đàn.

    Bởi vậy, tuy là quần thể lớn nhất của đạo quân việt lang thang xứ người, bên cạnh những hoạt động kinh doanh, Sapa cũng chỉ là nơi tập trung mọi loại tội hình của người Việt.

    Quan hệ của người VN bị ảnh hưởng bởi nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, lối sống vô cảm, thực dụng nên thường họ thường xuyên làm điều thất đức, điều ác lên đồng loại, đểu cáng, lật lọng ngay cả trong dòng họ. Đối với người Vn, tội lỗi sẽ được Trời Phật che chở qua những hành vi cầu tự nên họ vô tư phạm tội rồi hàng tháng, hàng năm đi chùa ném tiền vào mặt Phật, hy vọng được Phật che chở tới bến.

    Người Vn ở Séc phần lớn xuất thân từ nông thôn ít học, nhận thức kém nhưng lại muốn giàu nhanh, giàu xổi như những người có thâm niên lâu năm nên sẵn sàng tham gia vào đạo quân trồng cần sa, ma túy.

    Với những người có học hơn tình hình cũng chẳng khá hơn, họ vẫn chỉ là anh chàng việt kiều với những đặc tính nông dân.

    Tồn tại 1 vài người đã tốt nghiệp đại học, bằng cấp hẳn hoi do Séc cấp nhưng họ cũng chỉ là anh chàng, chị chàng bán Potraviny (bán thực phẩm) hay Prosím (Xin mời) cầu khẩn khách mua hàng ở chợ.

    Chung qui họ làm các công việc chẳng cần kiến thức "cao siêu" của... học đại. Bằng cấp của họ chỉ là những tờ giấy không có giá trị pháp lí hay nhân cách. Tài năng của họ có lẽ chỉ bằng không nên vị trí như vậy trong cộng đồng quả cũng xứng đáng.

    1 bộ phận láu cá dù có kiến thức hay không làm dịch vụ, những dịch vụ loại này tháo vát hơn cả những kĩ sư có bằng cấp kể trên và họ là những tầng lớp trung gian giữa cái giàu, cái nghèo, cái trong sạch và cái tội phạm của cộng đồng.
Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo