Séc-Slovakia

Hòa nhập xã hội của những người nhập cư ở Cộng hòa Séc

Cập nhật lúc 28-11-2010 20:01:00 (GMT+1)
Ảnh minh hoạ

 

Cuốn sách là kết quả nghiên cứu của nhóm cán bộ thuộc Viện Nghiên cứu Lao động và Các vấn đề xã hội ở Brno và Khoa Nghiên cứu xã hội của Trường Đại học tổng hợp Masaryk tại Brno. Mục đích của việc nghiên cứu nhằm trả lời cho câu hỏi: Những người di cư vào Séc đến từ những đâu và tại sao? Họ hòa nhập với thị trường lao động và những lĩnh vực khác của cuộc sống trong xã hội Séc ra sao? Họ ăn ở và nghỉ ngơi thế nào? 


 

Bà Miroslava Rákoczyová, ông Robert Trbola và tập thể tác giả của cuốn sách đã trả lời cho các câu hỏi nêu trên và các câu hỏi khác liên quan. Cuốn sách về Việc hòa nhập vào xã hội của những người nhập cư ở Cộng hòa Séc của bà Miroslava Rákoczyová và ông Robert Trbola cũng không còn là tác phẩm đầu tay của các tác giả về vấn đề này. Trước đây, Viện Nghiên cứu Lao động và Các vấn đề xã hội đã từng công bố kết quả nghiên cứu về “Chiến lược của địa phương về vấn đề hội nhập của người nước ngoài ở Cộng hòa Séc I” hay “Các chủ thuê lao động nước ngoài ở Cộng hòa Séc và vai trò của họ trong quá trình hội nhập xã hội: phân tích nhu cầu về sức lao động nước ngoài”.

Cuốn sách Hòa nhập vào xã hội của những người nhập cư ở Cộng hòa Séc được chia ra làm 9 chương. Bốn chương đầu các tác giả tập trung vào tình hình nhập cư vào Séc kể từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Ngoài ra trong phần đầu của cuốn sách chúng ta còn tìm thấy phương pháp nghiên cứu cũng như cách tiếp cận vấn đề hội nhập xã hội của những người di cư của các tác giả.

Về mặt lý thuyết nghiên cứu đã mô tả rõ ràng những điểm tích cực cũng như tiêu cực của việc di cư và ảnh hưởng của nó đến nước sở tại. “Ngoài ra còn dẫn đến sự phát triển mất cân bằng về thu nhập từ nước khởi nguồn di cư, sự biến đổi về văn hóa và giá trị bắt đầu từ vsự sụt giảm nguồn nhân lực” (tr. 23). Ngược lại trên bề nổi ở quốc gia thu nhận người di cư có thêm sự đa dạng về văn hóa của những người di cư tới làm phong phú thêm nền văn hóa địa phương nhưng đồng thời đó cũng là nguy cơ dẫn đến việc ruồng bỏ những người di cư vì sự khác biệt về văn hóa. Kinh nghiệm từ các nước phương Tây đã cho thấy có nguy cơ tồn tại hai xã hội song song nhưng các nghiên cứu ở trong hoàn cảnh nước Séc chưa chứng tỏ được điều gì.

Theo các tác giả thì việc chấp nhận những người di cư đến vào xã hội là chuyện thường tình nhưng đó là kết quả của nhiều yếu tố chung sống trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Nhà Xã hội học người Đức chuyên nghiên cứu về vấn đề di cư là H. Esser viết: “cả quá trình này có thể chia làm 4 nhóm: đặc điểm cơ cấu, văn hóa, mối tương tác và bản sắc” (tr. 25). Khái niệm này trở thành hạt nhân cơ bản của cả quá trình nghiên cứu, không chấp nhận sự hội nhập được định nghĩa như là sự thâm nhập dần dần vào cộng đồng đa số (cộng đồng chung – ND), khi từng gian đoạn hội nhập tương ứng với 4 đặc điểm nêu trên. Ngược lại sự hội nhập có thể diến ra song song cùng một lúc với các đặc điểm khác nhau mà các tác giả đã nêu (tr.93).

Tôi tin rằng cuốn sách này rất phù hợp với đại đa số công chúng mặc dù trong đó chứa đựng nhiều thuật ngữ chuyên môn. Tôi chỉ muốn đề nghị các tác giả hãy chuyển chương 4 với tiêu đề: “Những đặc điểm hòa hợp cơ bản của những người di cư đến Séc” xuống cuối cuốn sách để tránh sự trùng lặp thông tin không cần thiết.

Phần hai của cuốn sách giới thiệu các kết quả của một nghiên cứu rất có chất lượng. Nghiên cứu này được dựa trên cơ sở liên ngành, phối hợp giữa việc nghiên cứu người di cư, xã hội học, kinh tế học, dân số học và cả tâm lý học nhằm nắm bắt được một cách tổng thể cuộc sống của những người di cư đến Séc. Các tác giả đã sử dụng mô hình của Bauman về con người hiện đại để giải thích các lý do di cư. Trên phương diện nghiên cứu người di cư, các tác giả đã dựa vào lý thuyết kinh tế phi truyền thống và lý thuyết thị trường kép. Theo quan điểm của tôi thì đây là cách tiếp cận duy nhất phù hợp với việc nhận biết được tình hình cuộc sống hàng ngày của người nhập cư để tiến tới hội nhập.

Tham gia vào nghiên cứu này có 251 trường hợp người nhập cư có điều kiên kinh tế khá tức là những người được sinh ra ngoài lãnh thổ Cộng hòa Séc nhưng đã sống ở Séc từ 1 năm trở lên. Những người tham gia phỏng vấn được chia làm 5 nhóm theo nguồn gốc của họ (từ các nước thuộc Liên minh châu Âu và các nước phát triển, từ các nước thành viên mới của Liên minh châu Âu, từ các nước thuộc Liên Xô cũ, từ Việt Nam và các nước châu Á). Các tác giả muốn qua các nhóm nghiên cứu này để nhấn mạnh sự khác biệt của các cộng đồng người di cư khác nhau ở Cộng hòa Séc. Tuy nhiên chúng ta còn thấy cả những sự khác biệt ở ngay trong mỗi cộng đồng nên việc tìm ra những đắc điểm chung của tất cả những người di cư được pgongr vấn quả là không dễ dàng gì. Trong 5 chương đó, chương nào cũng giới thiệu các kết quả nghiên cứu dựa trên khái niệm hòa hợp xã hội của nhóm người được hỏi.

Nghiên cứu này được tiến hành tại 3 thành phố lớn nhất ở Cộng hòa Séc là Praha, Brno và Plzeň. Chỉ riêng ở thủ đô Praha đã chiếm tới 1/3 số lượng người nước ngoài ở Séc (khoảng gần 148 nghìn người). Nhìn chung các thành phố lớn thường thu hút nhiều người nước ngoài nhờ có nhiều cơ hội kiếm tiền. Bản thân các tác giả cũng công nhận là nghiên cứu này chỉ lựa chọn vài địa phương mà không hề quan tâm đến những nét riêng trong việc hòa hợp của những người di cư đến Séc sống ở các thành phố nhỏ và các làng quê.

Một trong số những hạn chế mà các tác giả nêu ra trong nghiên cứu này là mức độ khái quát hóa của nghiên cứu còn rất kém. Các nhà nghiên cứu đã cố gắng qua việc đề cao giá trị bên ngoài phản ánh qua các mẫu nghiên cứu cho nên khi tập hợp dữ liệu các nhà nghiên cứu đã sử dụng các dữ liệu thu được qua phỏng vấn ở Praha và Plzeň. Nếu muốn số người tham gia phỏng vấn nhiều hơn thì sẽ rất khó khăn cho việc nghiên cứu do các mối liên quan có thể xảy ra làm thay đổi đề cương nghiên cứu. Việc nghiên cứu cũng sẽ khó khăn hơn vì lý do ngôn ngữ nếu có nhiều cuộc phỏng vấn phải sử dụng tiếng nước ngoài hoặc cần tới phiên dịch.

Nghiên cứu cũng dựa vào các số liệu thống kê về người nước ngoài ở Cộng hòa Séc của Viện Thống kê Séc. Dựa vào cách phân loại nghề nghiệp, các nhà nghiên cứu đã chia thị trường lao động ra làm hai loại là cơ bản và thứ cấp. Qua đó họ phát hiện ra là vị trí ban đầu những người di cư là ở thị trường lao động cơ bản, cũng có khi là thứ cấp. Trong phạm vi của nghiên cứu thì thị trường lao động cơ bản được coi là nơi có những người lao động có tay nghề, số giờ lao động theo đúng tiêu chuẩn 8 tiếng và có điều kiện nâng cao trình độ. Ngược lại, thị trường lao động thứ cấp thường có thời gian làm việc khoảng 10 tiếng hoặc dài hơn, chủ thuê lao động thì thường trốn nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Thực tế thường là những công việc ngoài giờ, làm việc vào các ngày nghỉ cuối tuần và các hình thức bóc lột sức lao động khác.

Các nhà nghiên cứu đã thành công trong việc tìm ra những điểm chung của những người nhập cư ở Séc. Không thể xác định riêng rẽ từng động cơ di cư riêng lẻ mà chỉ cố gắng quy tụ họ vào một động cơ chủ yếu là kiếm tiền (tr. 52). Mỗi một người di cư đều đến Séc với những lý do khác nhau. Nghiên cứu cũng chỉ ra là Séc cũng có thể là đất nước lôi cuốn người di cư bằng nền văn hóa, tự nhiên và “bầu không khí Séc” (tr. 54) với một cơ sở hạ tầng tương đối tốt. Tất cả những người được phỏng vấn đều cho rằng kiến thức tiếng Séc và vốn hiểu biết xã hội có ảnh hưởng rất nhiều đến thị trường lao động (tr.44). Chỉ trong các trường hợp đặc biệt các chủ thuê lao động mới tổ chức các khóa đào tạo cho những lao động nước ngoài. Mục đích chính của họ là năng xuất lao động nên hầu hết các khóa học tiếng đều khong được quan tâm (tr. 46). Trình độ hiểu biết ngôn ngữ của nước sở tại giúp những người di cư dễ dàng hòa nhập với cộng đồng địa phương hơn. “ Những người nước ngoài có khả năng hiểu, viết và nói tốt tiếng Séc thường hòa nhập tốt hơn vào mọi mặt cuộc sống của cộng đồng đa số” (tr. 71).


Các tác giả cũng nhận thấy rằng nhà trường và giáo dục đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực xác định công dân và lòng trung thành với đất nước và là nguồn lực quan trong của mạng lưới xã hội. Số lượng người có quốc tịch tham gia phỏng vấn  nói chung là rất thấp (tr. 45), mặc dù nhiều người trong số họ đã coi Séc đây là quê hương hoặc quê hương thứ hai của mình. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng quê hương không phải bao giờ cũng phải gắn với một địa danh cụ thể mà còn các yếu tố khác chiếm vai trò quan trọng (các mối quan hệ, cơ hội kiếm công ăn việc làm). Hình dung của những người được hỏi về việc cư trú của họ ở Cộng hòa Séc hiện nay thì thấy là họ có nhu cầu bức giữ lại mối ràng buộc với nơi chôn rau cắt rốn của mình và cố gắng gìn giữ bản sắc dân tộc của mình. “Nhưng việc cư trú lâu dài hay định cư ở Cộng hòa Séc làm gia tăng khuynh hướng xây dựng gia đình và giáo dục con cái đến trường ở Séc, mua nhà ở và đầu tư kinh doanh” (tr. 56). Mặc dù thông thường thì những người di cư có kế hoạch đi sang các nước tiên tiến hơn, làm sao để kiếm được thật nhiều tiền trong thời gian ngắn nhất rồi trở về quê hương. Nhưng cũng có nhiều trường hợp có phương án đơn giản hơn cho cả một thời gian dài để đạt được mục đích (nếu mục đích đó thành hiện thực). Ăn ở tạm bợ là rào cản lớn vì phải trả tiền thuê nhà cao nên những nhập cư thường giả quyết bằng cách ở chung với người nước ngoài hoặc bạn bè, bà con họ hàng (tr. 44). Nhưng nghiên cứu này cũng không tìm ra được khoảng cách quan trọng giữa những người nước ngoài trong cùng một thành phố được nghiên cứu.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hầu hết những người nhập cư đều thống nhất phê phán cảnh sát Ngoại kiều. “Các nhân viên cảnh sát ngoại kiều thiếu trình độ ngoại ngữ đã dẫn đến việc họ thiếu hợp tác chặt chẽ với khách hàng” (tr. 45). Những người di cư cho rằng đó là sự khấp khiễng của cả hệ thống tiếp nhận người nước ngoài ở Séc. Sự phiền hà, không nhất quán và thiếu thông tin về những người nước ngoài trở thành cản trở rất lớn cho việc hợp pháp hóa cư trú của người nước ngoài. Hơn nữa, rào cản về ngôn ngữ thường gây cản trở thậm chí còn làm cho các công sở không thể nào giao dịch được với người nước ngoài. Các tác giả lưu ý những người di cư hiện nay cũng như trong thời gian tới rằng kiến thức ngôn ngữ là một yếu tố tăng cường sự hội nhập với cộng đồng đa số.

Cuốn sách thực sự đóng góp cho việc nhận thức về sự hội nhập của những người nhập cư ở Séc. Một tài liệu đáng đọc để hạn chế bớt những cản trở trong cuộc sống của những người nước ngoài không chỉ đơn thuần vì hình thức hành chính quan liêu. Cuốn sách cũng chỉ ra sự nhìn nhận đơn giản, một chiều của người dân Séc. Nhờ có cuốn sách mà bạn đọc thấy được nhiều lý do phong phú dẫn đến việc những người nước ngoài dời bỏ quê hương của mình nhập cư vào Séc. Mặc dù rất chậm chạp nhưng xã hội Séc cũng đang quen dần với việc chung sống với những người nước ngoài ít chịu giao tiếp (tr. 47), không nói đến chuyện lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người di cư về các điều kiện của nước sở tại.


Ngoc Bảo dịch bài của Hana Morávková – migraceonline.cz

Ảnh trong bài mang tính chất minh hoạ. Nguồn google.cz

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Thảo luận

Quảng cáo