Séc-Slovakia

Doanh nghiệp bán lẻ Séc: Bị người Việt huỷ diệt!

Cập nhật lúc 27-08-2012 08:02:09 (GMT+1)
Cửa hàng bán lẻ của người Việt. Ảnh minh hoạ, nguồn: internet.

 

Kinh tế khó khăn, mọi mũi nhọn đang soi mói và tấn công đến những người Việt kinh doanh lẻ tại Séc. Theo một số quan điểm, việc thất bại của các nhà doanh nghiệp nhỏ của Séc là do người Việt gây ra! Đã đến lúc đặt câu hỏi nên hay không lập ra hiệp hội những người bán lẻ Việt Nam tại Séc để cùng luật sư bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình?


Chủ tịch hội đồng quản trị hợp tác xã bán lẻ COOP Vladimír Stehna mong muốn chính phủ Séc áp đặt nghĩa vụ sử dụng máy tính tiền có đăng cho cho tất cả mọi doanh nghiệp bán lẻ.

„Một số cửa hiệu vùng nông thôn bị đẩy vào tình thế kinh tế khó khăn. Doanh thu bán lẻ giảm, trong khi đó gắng nặng thuế DPH (thuế VAT) tăng. Nếu CH Séc không bình đẳng hoá vị thế các cửa hiệu vùng nông thôn của COOP với những tiệm bán lẻ nhỏ khác, chủ yếu do người kinh doanh tự do (OSVČ) điều hành không có nghĩa vụ dùng máy tính tiền có đăng ký, thì chắc chúng tôi trong tương lai không đủ khả năng để cho các cửa hàng này của mình tồn tại,“ Vladimír Stehna, chủ tịch hội đồng quản trị hợp tác xã COOP ở Havlíčkův Brod tuyên bố.

Sức mua của người tiêu dùng ở các bản làng nhỏ giảm liên tục, bởi người dân nông thôn sử dụng tối thiểu dịch vụ của của các cửa hiệu địa phương. Thế nhưng theo Stehna thì nghiêm trọng hơn nhiều là thực tiễn, rằng các cửa hiệu của COOP bắt đầu ngày càng lâm vào tình thế bất bình đẳng lớn về phương diện thuế và các nghĩa vụ đóng góp khác so với nhóm cá nhân kinh doanh tự do (OSVČ). Dĩ nhiên là ám chỉ tới các tiệm tạp hoá của người Việt Nam, mà trong thời gian cuối này, thậm chí cả tại những bản làng hẻo lánh nhất, liên tục nở rộ như nấm sau mưa.

Cửa hàng bán lẻ Večerka của gia đình người Việt

Cửa hàng bán lẻ Večerka của gia đình người Việt. Anh minh hoạ.

Ai không phải nộp thuế VAT

„Tôi rất trân trọng tính cần cù của nhân dân Việt Nam, thế nhưng trong tương lai không thể để sự bất bình đẳng này tiếp tục sâu sắc thêm,“ Stehna bình luận. Và giải thích, rằng hợp tác xã COOP sử dụng hệ thống công nghệ máy tính hiện đại, thống kê đến từng xu chạy qua các quầy thu ngân của hợp tác xã.

„Trên thực tiễn không có bất kỳ cửa tiệm nhỏ nào của OSVČ, bao gồm cả hiệu tạp hoá của người Việt Nam, đóng thuế VAT, chỉ cần nhìn vào sổ sách thu ngân, tất nhiên là nếu các vị có thể được trông thấy,“ Stehna nhấn mạnh. Trên cơ sở thông tin của ông Marcel Winter, chủ tịch Hội Séc-Việt, thì tại CH Séc có khoảng 36 nghìn doanh nhân người Việt Nam, theo số liệu thống kê của bộ Tài chính CH Séc thì trong số đó vào thời điểm năm 2010 tại Séc có 11 nghìn người kinh doanh lĩnh vực bán lẻ, nhưng chỉ có 493 trường hợp là đóng thuế VAT, nghĩa là khoảng 4,5%. Trong tổng số 243 nghìn doanh nghiệp người Séc kinh doanh trong lĩnh vực này thì khoảng 7 nghìn trường hợp đóng thuế VAT, nghĩa là tỉ lệ khoảng 30,5%. Sau khi mức hạn định để buộc phải đóng thuế VAT giảm xuống là 750 nghìn korun doanh thu trong vòng một năm (hiện mức này là một triệu), thì theo Stehna nên buộc tất cả người kinh doanh phải đóng thuế VAT, kể cả không đạt tới mức doanh thu ấy, nếu không kinh tế không thể vận động được.

„Theo quan điểm của tôi, thì các cửa hiệu tạp hoá của người Việt thường chỉ là vỏ bọc. Rất nhiều trong số này bán thuốc lá lậu và cả rượu. Ít ai đến đấy mua thực phẩm. Nếu khi họ muốn kinh doanh ở đây, thì mọi qui định cũng nên áp dụng với họ như tất cả ai khác. Các cơ quan kiểm tra phần nhiều thường bất lực với họ, nên tốt nhất là lảng tránh, vì đại đa số các trường hợp họ đều bỗng nhiên quên mất là cũng từng biết nói tiếng Séc. Còn ngoài ra thì tôi cũng phải công nhận, là phần đông họ rất chăm chỉ,“ một người đàn ông tên là Václav ở Havlíčkův Brod nói.

„Cá nhân tôi thì không có gì việc việc người Việt kinh doanh cửa hiệu tạp hoá. Tôi nghĩ, là một nhóm người nhất định khác còn gây hại cho nền kinh tế nhiều hơn thế nữa,“ ông Petr Kerber cũng từ Havlíčkův Brod bình luận.

Cả tại thị trấn nhỏ Luk nad Jihlavou cũng có tiệm tạp hoá của người Việt. „Tôi cho rằng, dân địa phương hài lòng với thời gian hoạt động và chủng loại hàng hoá ở đấy. Tôi chưa ghi nhận thấy bất kỳ khiếu nại nào hết,“ ông chủ tịch Viktor Wolf tuyên bố. Theo quan điểm của vị chủ tịch thị trấn, thì cửa hiệu tạp hoá của người Việt mở rộng thêm cơ hội mua bán trong thành phố, cả vào những ngày giờ mà các cửa hiệu khác nghỉ.

Lựa chọn của khách hàng

„Tại các nước khác không được bán hàng vào ngày chủ nhật, còn ở ta thì là trào lưu. Cửa hàng của người Việt mở cửa từ sáng đến tối, cả thứ bẩy lẫn chủ nhật,“ Viktor Wolf cười nói. Và cũng rất hiểu, rằng với một số doanh nhân bản địa thì kiểu cạnh tranh này không „dễ ngửi“ cho lắm. „Chắc chắn là giữa họ nảy sinh căng thẳng. Người kinh doanh Việt  Nam có giá cả mềm hơn, hàng hoá phong phú hơn và chuyện buôn bán thì bao giờ cũng là: Khách đến đâu có giá rẻ và ở đâu làm họ hài lòng,“ ông chủ tịch thị trấn bình luận.

Ngược lại, thì bà Marie Chladová ở Havlíčkův Brod khẳng định không báo giờ bước chân vào bất kỳ cửa hiệu nào của người ngoại quốc. „Tôi không mua hàng của họ, không vào cửa hiệu của họ. Cá nhân tôi chẳng ghét gì họ. Nhưng tôi là người Séc và muốn mua hàng tại cửa hiệu của người Séc. Hình như tôi vẫn còn cái quyền chọn cửa hàng chứ nhỉ và tôi không thấy đấy là điều gì xấu cả,“ bà Marie phân trần.

Cửa hàng bán lẻ Večerka của  người Việt

Cửa hàng bán lẻ Večerka của  người Việt. Ảnh iDnes.

„Hàng trình“ thuế không luật lệ

Theo nhiều doanh nghiệp Séc, thì kiểu lí sự, rằng mặc dù doanh nhân Việt Nam không đóng thuế VAT cũng các khoản thuế má, nghĩa vụ khác, nhưng họ cũng không đòi hỏi trợ cấp xã hội của nhà nước, là kiểu lí sự cùn và khẳng định: „Các doanh nhân có con cái. Vợ họ cũng nhận được trợ cấp sinh đẻ nuôi con, con cái họ cũng được hưởng học tập và chăm sóc y tế miễn phí, vì thế cho nên thì nghiêm túc ra, cũng cần đóng góp vào ngân sách nhà nước bằng mức độ phù hợp. Trong hoàn cảnh như vậy thì là hợp lí, khi các cơ quan chức năng nhà nước cần khẩn trương quan tâm đến vấn đề này và trấn chỉnh.“

Thế nhưng các cơ quan quản lí thuế bị luật pháp ràng buộc trong lĩnh vực thuế VAT. Theo luật thì không thể bắt buộc được ai phải tự đăng ký nộp thuế VAT. Đó hoàn toàn là nghĩa vụ tự nguyện, liệu người kinh doanh ấy có muốn đăng ký nộp hay không. Nghĩa vụ theo luật chỉ xảy ra, khi mà doanh nhân đó có mức doanh thu cao hơm một triệu korun của 12 tháng trước đó (từ 01.01.2013 mức này chỉ còn 750 nghìn korun). Thế nhưng nếu như không tồn tại công cụ để kiểm tra doanh thu, thì nhân viên sở thuế cũng không thể tiến hành kiểm tra. Là điều mà những người phản đối các cửa hiệu tạp hoá Việt Nam ví von so sánh ví dụ với tình trạng, là mặc dù có tồn tại qui tắc giao thông, nhưng việc kiểm tra giám sát là không thể. Phải nộp tiền phạt là chỉ những ai tình nguyện tự thú nhận đã vi phạm qui tắc giao thông.

Phóng viên nhật báo Deník có trong tay kết quả khảo sát tại một số cửa hiệu tạp hoá của người Việt Nam, khi yêu cầu người thu ngân cấp hoá đơn bán hàng. Tác giả khảo sát không muốn nêu tên tuổi, nhưng ban biên tập báo này có những số liệu ấy. Trong một cửa hiệu thì anh bán hàng không thể cấp- vì không biết viết bằng tiếng Séc và người mua phải tự ghi lấy. Chỗ khác thì không có con dấu để triện vì chủ cửa hàng đi vắng tìm không thấy. Vladimír Stehna cũng đồng tình với đánh giá tình hình như thế và bình luận, rằng trong hoàn cảnh như vậy thì vị thế cạnh tranh của COOP là cực kỳ bất lợi.

COOP khẳng định muốn giữ các cửa hàng của mình, nhất là ở vùng nông thôn bằng những nỗ lực tối đa. „Chúng tôi muốn đàm phán với các cơ quan quản lí địa phương về khả năng hợp tác. Chúng tôi không muốn các cửa hàng của Séc biết mất khỏi vùng nông thôn, nhưng nếu như tình hình không chuyển biến và còn thêm gánh nặng tăng thuế mới nữa, thì có lẽ chúng tôi sẽ phải bắt đầu cân nhắc để lại những cửa hàng nhỏ cho những người có lợi thế hơn chúng tôi. Tiếc thay rồi thì nhà nước sẽ phải trả giá trước tiên, vì cái mức bình quân 143 nghìn korun, mà hợp tác xã COOP Havlíčkův Brod cùng với nhân viên của mình hàng năm đóng góp cho nhà nước dưới hình thức thuế và những đóng góp khác khấu trừ từ lương từng nhân viên của mình, mà chúng tôi có khoảng 500 người, nhà nước sẽ không bao giờ còn nhìen thấy nữa,“ Vladimír Stehna nhấn mạnh.

Thanh Thảo - Vietinfo.eu
Deník.cz

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

  • #16 NgwoiViet CZ: ĐÓNG LÀ ĐÚNG RỒI

    31-08-2012 18:00

    Đóng Comment cũng phải thôi, nhiều người đã đi quá xa sự việc. Theo tôi chẳng do sức ép từ ai cả, mà ngay tiêu chí qui định từ đầu của diễn đàn rồi. Chúng ta không tuân thủ thì Ban biên tập sẽ khóa diễn đàn thôi. Còn bạn nào còn ấm ức chưa thỏa lòng thì rủ nhau ra quán bia tha hồ mà bình luận. Còn mở diễn đàn cho những người thích mượn gió bẻ măng "có bé xé thành to", ghét ai thì chửi thậm tệ, kể cả bịa chuyện ném đá giấu tay gây những thông tin xấu cho cộng đồng, thì chả ban biên tập nào điên mà giơ đầu chịu báng đâu. Âu cũng là bài học cho chúng ta. Cũng mong Quí báo nên chắt lọc kỹ khi đăng những comment mang tính chất qui kết, buộc tội, thóa mạ với đích danh ai đó. Thế mới đúng là nghề báo, là chuyên nghiệp. CÁM ƠN
  • #15 Ký danh: Tiêu đề

    30-08-2012 09:15

    * Ai là kẻ chủ mưu mới là quan trọng. Đâm MỘT NHÁT khác với đâm NHIỀU NHÁT ***
  • #14 Ký danh: vietìno

    29-08-2012 22:32

    vietìno ko cho bo` con Coment vu MANH LON chac chan co sức ép cua ong DANG trong vu nay
  • #13 Cong dong: TASS

    29-08-2012 17:39

    MANH Lon da ra khoi Cong an, ai vui va ai buon bay gio ? VIETÌNFO cho ba con Coment di!
  • #12 Ăn Mày: Không có gì to tát cả

    28-08-2012 18:24

    Rất cám ơn quý báo đưa tin để bà con được biết nhửng tin tức cần thiết trong cuộc sống. Song thực sợ là quý báo đôi khi đặt tưu đề mà đọc thật thấy sợ. Người Việt kinh doanh thì làm gì mà "hủy diệt" được nhửng cửa hàng Séc, cứ nhu là chiến tranh thế giới sẩy ra vậy.

    (nguyên văn: Vietnamské večerky nás ničí)

    Còn họ khi không cạnh tranh được thì họ cứ la làng lên vậy. Lúc nào chả vậy, trước thì hàng vải, dầy dép, họ cũng la làng nhiều lắm mà, song hàng vải, dầy dép may là không chỉ có người Việt kinh doang mà người Séc họ cũng kinh doang nên nay xem như ổn.

    Song nay tới hàng ăn uống thì phải cần cù chịu khó, chắt chưu thì mới tồn tại. Song người Séc họ làm không phải để mà "chết" nên họ không làm được thì họ lại bài ca củ sọn lại. Song chỉ mong rằng bà con mình đừng vì hám lợi bán hàng cấm, hàng không tem thì họ cũng chẳng làm gì được đâu mà sợ. Còn trong bài trên tôi đọc thấy có một bà Séc mà nói khi vào cửa hàng mà thấy người "ngoại quốc" bán hàng là bà ấy bỏ ra.

    Thực là bà ấy có tư tưởng phân biệt người Châu Á mà thôi. Thử hỏi bà ấy rằng khi bà ây vào các cửa hàng có nhửng nhân viên bán hàng là người Ukraina, Slovakia... thì bà ấy có bỏ ra không nhỉ?
  • #11 Ký danh: không công bằng

    28-08-2012 15:44

    ở đâu có COOP thì ở đó sẽ có PENNY, LID, INTERSPAR ...chưa kể mấy chú khác, nói thật hàng của COOP bao giờ cũng đắt hơn các hãng khác, COOP hãy tự nhìn lại bản thân mình đi
  • #10 Phải trả thêm thuế?: Vẫn còn hoành tráng hơn so với ở Việt Nam ngắm đít Trâu.

    28-08-2012 15:22

    Nếu chính phủ Séc quyết định thu thuế giá trị gia tăng bằng cách hạ mức hạn định xuống còn 750 000 Kč thì 3/4 doanh nghiệp Việt Nam vẫn tồn tại, sẽ không bị xoá sổ, bởi các lí do sau:

    Giả sử 1 cửa hàng Potraviny con con bán hàng 1 năm chỉ có... 364 ngày, mỗi ngày chơi chơi cũng có doanh thu từ 5000 - 10000 Kč (ít nhất là 1,5 - 4 triệu/năm => 300 000 - 800 000 Kôrun thuế VAT)

    Để có từng ấy lợi nhuận nhà doanh nghiệp phải mua vào khoảng 1,2 - 3,5 triệu tiền hàng và đã phải trả 200 000 - 600 000 Kôrun VAT lúc mua hàng. Chênh lệch từ 100 000 - 200 000 kôrun nhà doanh nghiệp phải trả thêm cho nhà nước/năm - mỗi quí 25 000 - 50 000 Kôrun.

    Tiền thuê cửa hàng nếu có hợp đồng với các công ty thì cũng được họ tính thêm thuế này vào hoá đơn, tiền điện, nước... cùng các chi phi liên quan đến kinh doanh đều đã trả thuế VAT và được trừ vào số tiền thừa phải nộp trả theo nghĩa vụ.

    Ví dụ các chi phí trên lên tới 50 000 kô run/tháng thì nhà doanh nghiệp đã thực hiện thêm 10 000 kôrun thuế VAT, như vậy nhà doanh nghiệp chỉ còn nộp lại nhà nước khoảng 1 5000 - 40 000 kôrun, một số tiền không lớn lắm trong kinh doanh. Cơ bản là chúng ta đã có doanh thu rất lịch sự ở trong cửa hàng và có thể cạnh tranh lành mạnh với các đối thủ to lớn hơn.
  • #9 Potraviny: Đề nghi tụng Phổ Môn

    28-08-2012 12:05

    Đề nghi em hai em chủ tịch Chùa An Lạc Tu-Tu sau đợt Địa tạng chuyển ngay sang Phổ Môn và hồi hướng cho Potrviny. Hồi hướng cho Herna và Hội nấu ăn đủ rồi, nhiều thằng cháy túi và cháy nhà rồi
  • #8 Ký danh: Tiêu đề

    28-08-2012 11:30

    Cứ như là ở Việt Nam ý. *Đầu thú DỄ THẾ có mà BỐ TƯỚNG***
  • #7 Ký danh: Người bán hàng Séc kêu to

    28-08-2012 10:53

    Họ kêu to để làm tiền lệ cho sở thuế... thanh tra kiểm tra người Việt mạnh hơn nữa.
    Mị kiếp, bọ siêu thị và đại siêu thị nó chèn cho lòi kèn thì éo kêu.

    Cần cảnh gác.
  • #6 hưng hà: phi lợi nhuận

    28-08-2012 14:04

    môt anh hình sự dã bi sơ gáy, rât nhiều anh viêt nam bảo kê Cheb, vu này không biết có bị sờ gáy không? .. cắt- lạc đề.
  • #5 Ký danh: Tiêu đề

    28-08-2012 08:44

    Tâm hồn - Linh hồn - Phật tử - Chùa chiền -Chợ búa và Ma tuý cùng hợp tác thì CÒN GÌ bằng.
    Ba ông bán POTRVINY chẳng cần nói thì cũng biết họ tốt hay xấu.
  • #4 Hội Phật Tử : Hung Thần Cho Bọn Tội Phạm Ma Túy

    27-08-2012 22:05

    Mạnh đã khẳng định mình là người quân tử, đích thân tự thú như đã trình bày.

    Hiện tại cảnh sát đang bảo vệ Mạnh chặt chẽ và tiến hành điều tra theo đúng trình tự của luật.

    Vụ án kinh hoàng nhưng kết thúc có hậu. Cộng đồng chúng ta chắc chắn tin rằng đây không phải là án mạng cuối cùng của tội phạm ma túy.

    Cầu nguyện cho linh hồn những người xấu số và cầu nguyện tiễn đưa những tâm hồn độc ác đang gieo rắc ma túy xuống địa ngục dù chúng vẫn chưa bị trừng trị.
  • #3 nguoi tu te: dep coop di cho dan nho

    27-08-2012 19:17

    dep coop di cho som cho--.dien
  • #2 CHEB: Hot Hit

    27-08-2012 18:57

    Nghe noi hom nay MANH da ra trinh dien CA roi, cho ba con Coment di! Phan lon cac thong tin la chuan k can chinh!
    Va cung theo tin via he, 1x hinh su Cheb duoc so gay vi hay di thi gom tien tu nguoi VN ...!
  • #1 Hahha: Hahha

    27-08-2012 11:51

    Người Séc thì vừa lười vừa tham. Nằm ở nhà chờ người mang tiền đến cho mình tiêu quen rồi. Nhưng CS đã bị sụp đổ lâu rồi. Người Việt bán mạng cho công việc mà không chỉ người lớn. Người Séc khóc vì không kinh doanh được??? Giờ mở cửa thì ngắn, hàng hoá thì chỉ biết ngồi 1 chỗ gọi điện thoại, vậy sao mà có lãi dc??? .
Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.
Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Thảo luận

Quảng cáo