Séc-Slovakia

Cộng đồng thiểu số Việt Nam ở Cộng hòa Séc

Cập nhật lúc 15-06-2017 21:05:48 (GMT+1)
Ảnh: Internet

 

Trong phiên họp ngày 14 tháng Sáu 2017, chính phủ Cộng hòa Séc đã phê chuẩn báo cáo thường niên về tình hình các sắc tộc thiểu số ở Cộng hòa Séc năm 2016. Văn kiện nghị sự số 601/17 do ban thư ký Hội đồng chính phủ về sắc tộc thiểu số soạn thảo này được bộ trưởng Nhân quyền đệ trình chính phủ.


Mới đó, mà chỉ còn vài ngày nữa thôi người Việt Nam đã có đại diện của mình trong Hội đồng chính phủ về sắc tộc thiểu số, là thực tế mà nhiều người vô tình hay cố ý hiểu lầm như động thái pháp lý chính quyền Séc công nhận qui chế dân tộc thiểu số cho người Việt Nam.

Thực tế rõ ràng là, hiện nay đại diện cho những công dân Séc gốc Việt Nam trong cơ quan cố vấn cấp chính phủ là tiến sĩ Phạm Hữu Uyển. Và nhiệm kỳ thành viên bốn năm của người đại diện đầu tiên trong lịch sử ở tầm chính phủ nói tiếng Việt sẽ kết thúc trong vài ngày tới. Nếu người đại diện hiện nay vì lí do nào đó không tiếp tục đảm nhiệm thêm nhiệm kỳ thứ hai và cuối cùng của mình, cộng đồng thiểu số Việt Nam chắc chắn sẽ có người đại diện mới.

Xung quanh cái sự “chính thức công nhận” và kết quả cụ thể là có người đại diện đầu tiên trong cơ quan nhà nước cao cấp nhất CH Séc này trong những năm qua diễn ra vài sự việc tương tự bi hài kịch rẻ tiền trong cộng đồng người Việt ở tầng lớp đại diện. Đơn cử như lá đơn định mệnh đáng hổ thẹn của một số tổ chức muốn hất cẳng đương kim Phạm Hữu Uyển ra khỏi vị trí mà về bản chất chỉ mang tính biểu dương thanh thế hữu danh vô thực. Kết quả ra sao chắc ai cũng rõ, thể hiện qua thư hồi âm của ngài bộ trưởng Nhân quyền.  

Thương thay cho những não trạng tôi đòi mặc dù thông minh sáng suốt đến mức thường xuyên được mời chụp ảnh cùng các lãnh đạo quốc gia mỗi khi có dịp, thế nhưng lại không thể hiểu nổi nguyên tắc vận hành của thể chế dân chủ tôn trọng nhân quyền.

Tại sao người ta tính chuyện “đảo chính” lật đổ ông Phạm Hữu Uyển dựa trên cơ sở những lí do ngớ ngẩn đến như vậy, vì rằng không chịu bỏ thời gian ra để tham gia vào các hoạt động, các sự kiện do cộng đồng tổ chức. Chính phủ Séc không có quĩ tài chính để đài thọ thanh toán công tác phí cho các thành viên những cơ quan cố vấn của mình. Hội đồng sắc tộc thiểu số mời ông Phạm Hữu Uyển làm thành viên để được cố vấn khi cần, chứ không phải để đi tham dự sự kiện này nọ.

Nhấn mạnh chữ “mời”, để cho mà thấy, rằng nếu muốn lật đổ hay bứt cái gai Phạm Hữu Uyển gây ngứa ngáy ra khỏi mắt, họ hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp khác “có chữ” hơn. Theo luật số 273/2001 Sb., về quyền thành viên sắc tộc thiểu số, trong phần định nghĩa khái niệm cơ bản có nói đến “cộng đồng công dân CH Séc” mà “đồng thời cùng thể hiện mong muốn được coi là sắc tộc thiểu số”. Tổ chức Văng Lang của ông Phạm Hữu Uyển không đáp ứng các yếu tố này. Lưu ý, rằng trong phân tích pháp lý mà Hội đồng sắc tộc thiểu số đã phải nhờ cậy những chuyên gia luật hàng đầu CH Séc về lĩnh vực này, cũng bỏ ngỏ không giải thích cho câu hỏi, là cái cộng đồng công dân CH Séc “cùng thể hiện mong muốn được coi là sắc tộc thiểu số” ấy có nhất thiết chỉ công dân Séc hay có thể cả người ngoại quốc. Dạo đó đại diện bộ Nội vụ khăng khăng khẳng định phải là “cộng đồng công dân CH Séc”.

Và ở đây có hai điểm có thể gây tranh chấp pháp lý và phần thắng hoàn toàn nằm về phía Hội người Séc gốc Việt của ngài Phạm Công Tú nếu đưa nhau ra tòa. Hội người Séc gốc Việt mà ngay cái tên đã “áp đảo” Văn Lang liên tục ra rả xin xỏ rã cuống họng với sự hỗ trợ tinh thần lẫn vật chất mãnh mẽ từ nhiều phía. Nhưng kết cục ông Phạm Hữu Uyển từ Văn Lang bất thình lình nhận được thư mời từ Hội đồng chính phủ. Văn Lang cho tới thời điểm đó chưa hề “cùng thể hiện mong muốn được coi là sắc tộc thiểu số”!

Nói xa xôi như thế, để cho những não trạng tôi đòi nếu muốn chớp thời cơ ngõ hầu giành giật vị trí ông Phạm Hữu Uyển bỏ lại (nếu chuyện đó xảy ra), thì trước hết nên tìm hiểu cho kỹ nội dung  Báo cáo về tình hình các sắc tộc thiểu số năm 2016 vừa được Chính phủ phê chuẩn, nhất là phần phân tích về cộng đồng người Nga, để mà rút kinh nghiệm trước khi một vở hề nữa xảy ra.

David Nguyen, 6.2017
 ©Vietinfo

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

  • #1 hung: binh luan

    16-06-2017 10:36

    anh uyển chỉ đại diện cho dân chống công mà nhóm văn lang của anh cung toàn nhưng anh chông cộng ky cịu có lần tôi xem tivi tiệp anh lên truyền hình nói bác hồ không ra gì. và mọi hoạt đông văn hóa cộng đồng anh không bao giò tham gia. cong từ ngay lên chúc dậi giên cho cộng đồng thi có thi thoảng thấy mặt anh chác là PHẢI ĐI . hỏithầt anh uyển anh co vì cộng đông hay chỉ vi cái nhom văn lang cua anh . anh tụ biet mình có lên lam nua không con chúng toi thi ai lam cung duoc mien la vi cong dong.
Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.
Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo