Séc-Slovakia

Chiến tranh không phải là lý do có quyền để xin quốc tịch Séc!

Cập nhật lúc 06-02-2015 21:20:07 (GMT+1)
Jan Zahradil bên cạnh người đẹp gốc Việt tại Séc. Ảnh: ihned.cz .

 

Jan Zahradil, nghị sĩ quốc hội châu Âu – “Bên cạnh tôi là người nữ thư ký giúp việc, có nguồn gốc Việt Nam. Cô ấy đã sống tại Séc từ năm lên 3 tuổi và đã học qua tòan bộ các cấp giáo dục đào tạo tại đây. Cách sử sự và bản năng của cô ấy như vậy là của một cô gái Séc...”


Cộng hòa Séc phải hết sức thận trọng trong vấn đề xem xét và cấp qui chế tị nạn cho những người di tản và chỉ cấp giấy phép cư trú định cư hay quốc tịch cho những người chứng minh được, rằng họ thực sự là một bộ phận cấu thành xã Séc. Ông Jan Zahradil, phó chủ tịch thứ nhất của đảng ODS, hiện là nghị sĩ quốc hội châu Âu, đã phát biểu như vậy với báo EurActiv.

Hiện nay, sát với biên giới EU có hàng triệu người di tản và tình trạng này đòi hỏi phải có phương thức giải quyết. Tại Séc hiện nay cuộc tranh luận về dân di cư và tiếp nhận những người di tản đang ở giai đoạn đầu. Tại sao chúng ta không nên „nhắm mắt“ trước vấn đề này?

Cộng hòa Séc, trước vấn đề nghiêm trọng này, chắc chắn không nên nhắm mắt lại! ODS là đảng chính trị mà tôi đang đại diện, đặc biệt là trong vấn đề người di tản bỏ chạy do chiến tranh tại Syrie, dặt ưu tiên cho việc giải quyết vấn đề tại chỗ. Hiện nay, trên đất Thổ Nhĩ Kỳ có tới một triệu rưỡi người di tản, tại Li Băng, con số này xấp xỉ một triệu.

Jan Zahradil khi thăm tỉnh Thái Bình. iDnes

Đôi nét về ông  Jan Zahradil


Sinh ngày 30.03.1963 tại Praha. Tốt nghiệp đại họa hóa kỹ thuật Praha. Sau cách mạng nhung (1989) ông được bầu làm đại biểu quốc hội liên bang Séc-Slovakia, với tư cách là đảng viên (ứng cử viên) của đảng ODS. Ông đã từng làm cố vấn cho Thủ tướng trong lĩnh vực chính trị – ngoại giao và làm Trưởng ban hội nhập châu Âu trực thuộc văn phòng thủ tướng. 

Năm 1998, ông lại được bầu làm đại biểu quốc hội nước cộng hòa Séc và từ đó cho tới năm 2006, ông đảm nhiệm vị trí „bộ trưởng ảo“ của đảng ODS trong lĩnh vực ngoại giao. Ông đã làm đại diện của CH Séc, tham dự Hội nghị bàn về tương lai của Liên minh châu Âu.

Năm 2001 ông được bầu làm phó chủ tịch đảng ODS.

Tháng 6 năm 2004, ông trở thành đại biểu quốc hội châu Âu và đảm nhận vị trí chủ tịch câu lạc bộ nghị sĩ Séc tại nghị viên châu Âu. Ông cũng làm việc tại Ban chính sách phát triển và tự do công dân, tư pháp và nội vụ.

 Trong kỳ bầu cử vào quốc hội châu Âu năm 2009, với tư cách là ứng cứ viên hạt giống của ODS, ông lại trúng cử. Như một đồng sáng lập viên Câu lạc bộ nghị sĩ châu Âu (ECR), ông trở thành phó chủ tịch của nhóm nghị sĩ này và sau kỳ bấu cử năm 2014, nhóm ECR này trở thành nhóm mạnh thứ ba trong Nghị viện châu ÂU và ông cũng là người Séc đầu tiên có vị trí lãnh đạo trong quốc hội châu Âu.

Ông là thành viên của Ban thương mại quốc tế, chính sách phát triển và Quyền con người. Hiện tại, ông là phó chủ tịch của Tiểu ban thương mại quốc tế (nghị viện châu Âu) và cũng tiếp tục là thành viên của tiểu ban Chính sách phát triển.

Mặc dù tôi không muốn dưới bất cứ hình thức nào muốn làm giảm đi độ nghiêm trọng của vấn đề, hiện nay chỉ có vài chục người tị nạn được Séc nhận và nó chỉ thể hiện sự giúp đỡ một cách hình thức. Tôi ủng hộ một cách quyết liệt hơn ý đồ của chính phủ bỏ ra khỏan tiền 100 triệu korun cho việc giúp đỡ về hỗ trợ và nhân đạo trong các trại tị nạn tại các khu vực và các vùng lãnh thổ cụ thể. Theo tôi, nó có ý nghĩa nhiều hơn nhiều so với việc tiếp nhận vào Séc vài ba chục người tị nạn với tương lai không chắc chắn, rằng họ có thể được tiếp tục ở lại (Séc) sau này nữa hay không.

Mặt khác, trong thời gian chế độ cũ (chế độ cộng sản) còn cầm quyền,  rất nhiều người của Tiệp Khắc (trước 1989, Séc và Slovakia là hai quốc gia nằm trong Liên bang CHXHCN Tiệp Khắc) đã nhận được qui chế tị nạn tại các nước phương Tây. Tại sao chúng ta lại KHÔNG NÊN cho những người di tản hiện nay cơ hội như vậy?

Có phải vì họ xuất thân từ những quốc gia có nền văn hóa khác hay không? Thế nhưng trước đây là vấn đề di tản hòan tòan khác. Hiện tại, đây là làn sóng di tản rất lớn từ các khu vực có nền văn hóa và văn minh rất khác biệt với châu Âu. Đó là một thực tế hiển nhiên và chúng ta cũng không thể nào dùng hình thức chính trị để nói rằng nó không phải là như vậy! Rất nhiều người tị nạn sẽ được nhận giấy phép tị nạn định cư trên lãnh thổ các nước EU, có thể trong tương lai, ví dụ như ở thế hệ thứ hai, thứ ba, gây ra những vấn đề lớn trong xã hội (chúng ta), làm phân hóa xã hội, như chúng ta đang được chứng kiến hôm nay, ví dụ tại Pháp hoặc tại Đức.

Chính vì thế, Cộng hòa Séc phải hết sức thận trọng và cảnh giác trong vấn đề này. Chắc chắn sự giúp đỡ nhân đạo và y tế trong những vùng có chiến tranh xảy ra là không thể thiếu được hoặc là khả năng cho phép cư trú ngắn hạn tại Séc cũng vậy. Thế nhưng tôi không nghĩ, rằng các cuộc nội chiến là lý do để đưa ra Quyền của những người di tản cho việc xin được cư trú ngắn hạn (tạm trú) hay định cư tại Séc, thậm chí là xin quốc tịch Séc.

Từ những sự kiện xảy ra gần đây, chẳng hạn như cuộc tấn công khủng bố tại Paris hoặc cuộc quây ráp của cảnh sát Bỉ tại Brusel, bắt các băng nhóm khủng bố hồi giáo, chúng ta thấy rõ một điều, rằng quá trình hội nhập của những người hồi giáo tại hàng lọat quốc gia châu Âu đã thất bại. Chính sách di cư của cộng hòa Séc sẽ phải thế nào để có thể TRÁNH được những vấn đề tương tự như vậy trong tương lai? 

Jan Zahradil trong cuộc vận động bầu cử năm 2014 cùng các "trợ lý" người Việt.

 

Thư ký là cô gái gốc Việt

Cộng hòa Séc nên hết sức thận trọng trong vấn đề tiếp nhận người tị nạn, đặc biệt là trong vấn đề cấp cư trú định cư hay cấp quốc tịch cho họ. Tôi xin đưa ra ở đây một ví dụ cụ thể. Bên cạnh tôi là người nữ thư ký giúp việc, có nguồn gốc Việt Nam. Cô ấy đã sống tại Séc từ năm lên 3 tuổi và đã học qua tòan bộ các cấp giáo dục đào tạo tại đây. Cách sử sự và bản năng của cô ấy như vậy là của một cô gái Séc.

Thế nhưng cô ấy mới được nhận quốc tịch Séc vào năm ngóai, sau khi đã sống tại đây hơn 20 năm, mãi sau khi cô ấy có thể chứng minh được, rằng mình đúng là một bộ phận của xã hội Séc. Và nếu chúng ta đã áp dụng điều đó cho một cộng đồng thiểu số (cộng đồng người Việt Nam tại Séc), đã hội nhập khá tốt vào xã hội Séc, thì chắc chắn sẽ là không đúng, khi tại đây có nhóm người khác có những đặc quyền (ưu tiên) chỉ vì trong nước họ đang xảy ra cuộc chiến khốc liệt, và để tại đây, những người như thế tự nhiên được nhận Giấy phép định cư hoặc nhận quốc tịch. Nếu xã hội Séc được giáo dục để có mức DUNG THỨ cao hơn thì liệu nó CÓ GIÚP GÌ trong quá trình hội nhập của người nước ngoài hay không? Trong thời gian gần đây chúng ta có thể nhìn thấy điều này, đặc biệt là trên các mạng xã hội và trên các cuộc tranh luận, trao đổi trên mạng internet, quá nhiều những bình luận viên không chấp nhận hồi giáo (chống hồi giáo).

Xã hội Séc, theo nhận xét của tôi, trong thước đo tại châu Âu, không có gì quá xa mức trung bình xét về ĐỘ DUNG THỨ. Những điều đang xảy ra hiện nay xung quanh những người hồi giáo sống tại cộng hòa Séc, có thể cho rằng là một phản ứng cuồng nhiệt. Những người theo đạo hồi tại Séc hiện chỉ chiếm có 0,1% dân số, và sự điên cuồng, cái xuất hiện xung quanh vấn đề này, nói một cách ngắn gọn, là không tương thích. Chúng ta nên thử làm yên lòng dân chúng và chứng minh, rằng trong trường hợp tại đây xuất hiện các phần tử cực đoan hay phần tử quá khích, chúng ta có các phương tiện để „đối phó ngay“ với chúng.

Với sự xem xét tới tình hình như hiện nay, theo các bạn có nên tíếp nhận các biện pháp đặc biệt trong khuôn khổ chính sách di cư hay không?

Tôi cho rằng chúng ta nên yêu cầu quyết liệt hơn với các cơ quan chính quyền, đặc biệt là cơ quan cảnh sát, cơ quan công tố và tòa án để họ sử dụng các qui chế pháp lý đang có giá trị hiện hành và trừng phạt mọi hành vi phạm pháp, những hành vi tuyên truyền dùng bạo lực hay kích động lòng căm hận giăc các công dân. Trong trường hợp chúng ta thẳng tay với những phần tử cực đoan cánh tả hoặc những tên phát xít mới, chẳng hạn như thẳng tay đối phó với Đảng công nhân, thì cũng như vậy, chúng ta cũng phải thẳng tay trừng trị các trường hợp khác cũng giống loại hình này.

Ví dụ như nếu ai đó đọc diễn văn với nội dung kích động, khuyến khích dùng bạo lực chống lại một nhóm cư dân nào đó hay kích động dùng biện pháp trừng phạt cụ thể, những điều không phù hợp với các qui chế pháp lý của CH Séc. Tôi có cảm giác, rằng các cơ quan công quyền hơi sợ, rằng nếu như họ áp dụng các biện pháp trừng phạt thì chúng sẽ bị „chính trị hóa“ ngay. Dù sao đi nữa, các qui định pháp lý tương ứng chúng ta đã có, cái chính là chúng ta phải BẮT ĐẦU sử dụng chúng.

Jan Vitásek/euractiv.cz

Ks. Nguyễn Kim Phụng
© Vietinfo.eu

  • #1 CuLi: Ôi luật của nước Tẹt

    07-02-2015 11:41

    Luật vào quốc tịch ở Đức thông thoáng và dễ dàng hơn ở Tiệp rất nhiều.
    Đọc bài báo này thấy ghét bọn Tẹt.
Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Thảo luận

Quảng cáo