Bộ luật mới trở thành nỗi lo cho những người có giấy phép KD tại Séc
![]() |
Ảnh minh họa |
Thuế giá trị gia tăng VAT - ở Séc với cái tên thuế DPH là sự "lo sợ" với nhiều doanh nghiệp tại Séc (kể cả người Việt) trong trả thuế và kế toán. Vì sự hạn chế của Bộ luật mới mà bất cứ ai kinh doanh cá thể đều có thể phải nộp thuế giá trị gia tăng cho dù muốn hay không.
Trong thời gian gần đây, các hướng dẫn viên du lịch ở Český Krumlov thường đặt câu hỏi liệu họ có phải trả thuế giá trị gia tăng không? Mà không chỉ có các hướng dẫn viên du lịch, ngay cả những người kinh doanh cá thể trong vùng gần biên giới cũng có những câu hỏi tương tự. Tại sao vậy? Theo các quy định mới về thuế giá trị gia tăng thì những sự việc vô lý này hoàn toàn có thể xảy ra.
Hướng dẫn viên du lịch Oto Šrámek cho biết là nếu có toán khách du lịch nào thuê ông ta hướng dẫn, họ thỏa thuận giá thanh toán. Nhưng đến khi thanh toán thì mới phát hiện ra là cơ quan chịu trách nhiệm thanh toán cho nhóm khách du lịch là một cơ quan phải trả thuế giá trị gia tăng như một trường đại học nào đó chẳng hạn.
Thế nếu cả năm họ chẳng hướng dẫn một đoàn khách nào thuộc diện phải nộp thuế giá trị gia tăng thì họ cũng vẫn phải đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng à? Như vậy quả là một sự thay đổi cơ bản đối với các hướng dân viên du lịch và những người có giấy phép kinh doanh cá thể. Mà đâu chỉ có mình họ gặp rắc rối!
Chẳng hạn một thợ cơ khí ở xưởng sửa chữa ô tô khi sửa xe cho một người nước ngoài đến từ các nước thuộc Liên minh châu Âu và phát hiện ra là khách hàng sửa xe là người nộp thuế giá trị gia tăng và thế là anh thợ sửa xe cũng trở thành người phải nộp thuế giá trị gia tăng.
Điều này mang lại lơi ích gì? Nhiều hộ kinh doanh bông nhiên phải khai thuế 5 lần một năm và chuyển sang hệ kế toán phức tạp chỉ có những người được đào tạo nghiêm chỉnh về kế toán mới có thể làm được. Đó là chưa nói đến việc phải chú ý để khỏi vi phạm đạo đức nộp thuế!
Trường hợp nếu hộ kinh doanh không thu được khoản tiền thuế ấy của khách hàng thì họ đành bỏ tiền túi ra mà nộp cho sở thuế.
Đối với nhiều người, nhất là những người dùng giấy phép kinh doanh để kiếm thêm đồng ra đồng vào thì việc này quả là quá ư phức tạp. Bà Jana Pejchalová, một trong những người kinh doanh dạng như vậy cho biết là nếu quả là phải làm thế thì họ thà nghỉ không làm nữa cho xong. Mà không chỉ có mình bà, nhiều người kinh doanh như bà cũng nghĩ vậy.
Theo lời giải thích của Bộ Tài chính thì đây chẳng qua chỉ là việc cố gắng tìm cách hạn chế bớt việc thất thoát thuế mà thôi. Có điều việc cố gắng hạn chế thất thoát thuế vô tình đã phá hỏng sự công bằng trong kinh doanh.
Trong khi đó thì người Nhật, người Mỹ và người Nga chẳng hề biết đến thuế giá trị gia tăng. Tóm lại là những người không thuộc Liên minh châu Âu thì chẳng thèm biết đến thuế giá trị gia tăng.
Bà Edita Macková cũng là một hướng dẫn viên du lịch còn cho biết là trong trường hợp khách hàng đến từ các nước thuộc Liên minh châu Âu thì việc họ phải nộp thuế giá trị gia tăng hay không thì giá cả vẫn vậy thôi. Nhưng nếu khách hàng của chúng ta đến từ các nước thứ ba khác thì điều đó có nghĩa là giá cả dịch vụ của chúng ta sẽ cao hơn ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của chúng ta. Nhưng việc này dĩ nhiên là sẽ liên quan đến tất cả các công ty và những người có giấy phép kinh doanh.
Đó là chưa nói đến chuyện thời gian lo thủ tục giấy tờ vì bên cạnh bản khai thuế chúng ta còn phải kê khai danh sách khách hàng của chúng ta trong cả năm trời và biết bao nhiêu thủ tục rườm rà khác.
Nhiều hộ kinh doanh khác thì cho rằng nghe đâu là khắp nơi được các công ty nhở ủng hộ nhưng họ thì chỉ thấy là họ lại phải vướng thêm chuyện thủ tục hành chính thừa vô ích mà thôi.
Hội những người làm Hướng dẫn viên du lịch đã viết thư gửi đích danh cho Bộ trưởng cho Bộ Tài chính, Eduard Janot nhưng chưa thấy hồi âm. Không biết những người có giấy phép kinh doanh cá thể thì sẽ làm gì trong thời gian từ nay cho đến ngày bầu cử.
Ngọc Bảo dịch từ ceskokrumlovsky.denik.cz