Liên bang Đức

Người Việt ở Đức 'thụ động' trong việc chống tân phát xít

Cập nhật lúc 03-09-2018 13:52:33 (GMT+1)
Nhà báo Lê Mạnh Hùng, Tiến sĩ Trương Hồng Quang, Giáo sư âm nhạc Đặng Ngọc Long tham gia biểu tình ở Berlin vào ngày 01/09/20

 

Nền dân chủ Đức, nhà nước pháp quyền Đức đang chịu thử thách lớn từ phía phong trào cực hữu và phát-xít (neo Nazi) đang rầm rộ biểu tình với bạo lực ở thành phố Chemnitz, tức Karl-Marx-Stadt thời Đông Đức cũ, từ hai tuần qua.


Tư tưởng bài ngoại ở Đức đang thể hiện ở tầm mức mới đáng lo ngại, còn giới lãnh đạo Đức tỏ ra lúng túng. Cùng lúc, báo chí thế giới đang đổ mắt theo dõi những diễn biến nóng bỏng này. Trang The Guardian ở Anh có bài nói châu Âu phải đoàn kết để chống lại làn sóng bài ngoại và cực hữu dâng lên để không bị vỡ ra.

Bà Natalie Nougayrede, nhà bình luận người Pháp viết trên The Guardian 01/09/2018 sau vụ Chemnitz rằng "tương lai châu Âu này phụ thuộc vào chuyện ai sẽ làm chủ quá khứ". Tại Đức, quốc gia có quá khứ theo chủ nghĩa phát-xít, vấn đề này lại càng trở nên nghiêm trọng.

Berlin
 Quan chức tiểu bang Sachsen đến Berlin phát biểu về vấn đề hội nhập của người gốc ngoại kiều

 Berlin Người Việt Nam cần tích cực hơn trong các vấn đề xã hội tại Đức'

Nhà báo Lê Mạnh Hùng, hiện sống tại Berlin cho hay, vì lo lắng về tương lai của cộng đồng người Việt Nam sinh sống nơi đây, muốn hoà mình vào phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa tân phát xít, xây dựng một cuộc sống chung hoà bình giữa các sắc tộc, nên một số người Việt Nam trong đó có ông đã bắt đầu xuống đường tham gia biểu tình, mít tinh và các hoạt động xã hội khác.

"'Hôm nay là Đức, ngày mai sẽ là các nước khác ở châu Âu,' chúng tôi suy nghĩ như vậy," ông Lê Mạnh Hùng nói.

Các tiểu bang thuộc Đông Đức cũ trước đây (trong đó có Sachsen và thành phố Chemnitz) vẫn được coi là nơi xuất phát và phát triển mạnh nhất của xu hướng tân phát-xít ở Đức, theo ông Lê Mạnh Hùng.

Mặc cảm thua cuộc phía Đông

Vào những năm đầu 1990, tâm lý chung của dân chúng tại các tiểu bang Đông Đức cũ sau sự sụp đổ của phe xã hội chủ nghĩa và sự biến mất của nhà nước CHDC Đức là sự mặc cảm của "bên thua cuộc", "công dân Đức hạng hai", ông Lê Mạnh Hùng nói.

Chemnitz 
 Thành phố Karl Marx: Tượng ông tổ của chủ nghĩa cộng sản ở trung tâm Chemnitz thành điểm tụ họp của các nhóm tân phát-xít và người biểu tình chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Hình cảnh sát Chemnitz

 Le Manh HungCuộc biểu tình hôm 1/9 tại Berlin thu hút nhiều người tham dự

"Cộng với những khó khăn của sự thống nhất nước Đức quá nhanh chóng, đời sống thịnh vượng của CHLB Đức chưa thể kịp truyền tới bên Đông, khiến không ít dân chúng nơi đây thấy bị thiệt thòi, bất mãn, thậm chí có tâm lý so sánh với các công dân gốc nước ngoài sống bên Tây Đức và cả sự dễ dãi của CHLB Đức đối với những người đến Đức xin tị nạn, trong đó có không ít là người Việt Nam."

"Trong thập niên 1990, những hành động mang tính bột phát của phong trào bài ngoại này được thể hiện khá thô trên đường phố: đốt phá các nơi ở, cơ sở làm ăn kinh doanh của người gốc nước ngoài, thậm chí hành hung và giết người."

"Một loạt những sự kiện đã gây chấn động thế giới được bắt đầu với Hoyerswerda năm 1991, một trang sử đen tối đối với nước Đức thống nhất non trẻ với việc một nhóm quá khích tấn công khu chợ của một thị trấn nhỏ, truy đuổi người Việt Nam buôn bán rau quả nơi đây cho tới tận khu nhà ở của họ."

"Tại Rostock-Lichtenhagen vào ngày 22/8/1992, hàng ngàn kẻ cực đoan theo chủ nghĩa tân phát xít đã tấn công một khu trại tị nạn, trong đó phần lớn là người Việt Nam bằng bom xăng, gạch đá, và phóng lửa đối khu nhà... trước sự reo hò cổ vũ của không ít cư dân địa phương và sự bó tay bất lực của lực lượng cảnh sát và đội cứu hoả."

"Cuộc bao vây kéo dài tới tận bốn ngày mới dịu xuống. Và rồi sau đó không lâu lại thêm các diễn biến tồi tệ tại Solingen, Mölln. Những hình ảnh trên đã được truyền đi nhanh chóng khắp châu Âu."

Tăng cường giáo dục hội nhập

Angela Merkel
 Thanh niên Đông Đức cũ: Angela Merkel (bìa phải) cùng Joachim Sauer và một người bạn tại Bachotek, Ba Lan vào năm 1989. Bà Merkel sau làm Thủ tướng của CH Liên bang Đức

Nhiều năm qua, việc tái thiết các bang Đông Đức với biết tiền đóng góp của người dân bên phía Tây Đức, đầu tư cho giáo dục ý thức công dân, hội nhập cho người ngoại quốc, xây dựng một cuộc sống chung trong hoà bình, hiểu biết lẫn nhau, đã được chính phủ liên bang qua các nhiệm kỳ rất chú trọng.

Công dân Đông Đức cũ có năng lực vẫn được trọng dụng trong mọi mặt đời sống xã hội Đức. Tổng thống Đức, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch một số Đảng lớn của nước Đức thống nhất, Thủ tướng hiện nay của Đức, bà Angela Merkel cũng từng là người Đông Đức cũ.

Nhưng gần đây tại Đức đã xuất hiện trở lại xu hướng phân biệt chủng tộc, bài ngoại. Tuy thế theo ông Lê Mạnh Hùng, chủ nghĩa phát xít mới ngày nay mang bộ mặt khác, mặc những bộ áo quần khác so với trước đây gần 30 năm.

"Những tên phát xít mới đã biết khoác lên mình những bộ cánh của các chính trị gia, gương mặt mang dáng vẻ trí thức. Sự liên kết giữa các tổ chức cánh hữu, các chính trị gia dân tuý, đám côn đồ và những người dân bất mãn đã trở nên nhuần nhuyễn."

Bên cạnh đó, vấn đề người nhập cư, những vụ vi phạm pháp luật của người gốc nước ngoài đang là những cái cớ thu hút dư luận.

Chemnitz 
 Biểu tình ở Chemnitz hôm 27/08: phe bài ngoại mang khẩu hiệu 'Ngoại kiều cút đi'

Mạng xã hội được sử dụng triệt để, nền tự do, dân chủ Đức đã được tận dụng tối đa. Bạo động trên đường phố cùng các lá phiếu bầu cử nghị viện tiểu bang và liên bang sẽ là những vũ khí lợi hại để họ đạt được mục đích, ông Hùng cho hay.

Người Việt tại Đức 'cần bớt thụ động'

Vai trò của nước Đức đối với Châu Âu và thế giới ngày nay cũng khác xa với nước Đức trước đây gần 30 năm. 

Là động lực của khối EU, mọi vấn đề của nước Đức cũng đều kéo theo ảnh hưởng tới cả khối này.

Những thành phần lãnh đạo của xu hướng tân phát xít mới ở Đức rất hiểu rõ điều đó, và vì vậy không có gì ngạc nhiên khi sự liên kết giữa họ và những tổ chức tương tự ở các nước châu Âu khác ngày càng chặt chẽ hơn.

Những diễn biến tuần vừa qua không phải là không có ảnh hưởng đến tâm lý lo lắng của cộng đồng người Việt nói chung ở Đức.

Tuy nhiên, theo ông Lê Mạnh Hùng, vì "đã từ lâu sống trong tâm lý thụ động, ít quan tâm đến chính trị, luôn cho rằng mọi chuyện đều là của người Đức và do người Đức quyết định nên cho dù có cả quốc tịch Đức, nhiều người vẫn cảm thấy xa lạ với nơi đây, vẫn coi Việt Nam, đội tuyển bóng đá Việt Nam mới là mối quan tâm lớn nhất sau việc kiếm tiền và vun vén cho bản thân và gia đình".

"Nguy cơ của nước Đức, một châu Âu không an toàn nếu chủ nghĩa phát xít lên ngôi đối với bản thân và gia đình mình không phải ai ai cũng nhận ra."

Ông Hùng cũng đặt câu hỏi:

"Kể cả con cháu người Việt sau này bên trong có thể giống như người Đức, những dáng vẻ bên ngoài cũng vẫn sẽ mãi là người Việt Nam và rằng những tên phân biệt chủng tộc cực đoan sẽ chẳng bao giờ có sự phân biệt giữa người Thổ, người châu Phi hay người Việt Nam... liệu có phải ai cũng hay?"

Nhìn chung, theo ông Lê Mạnh Hùng, không ít người Việt ở Đức, và ở nhiều nước châu Âu "vẫn giữ nguyên thói quen suy nghĩ và hành động như trước đây 30 năm".

"Điều đó cần phải thay đổi và phải ngay từ bây giờ nếu như không muốn để quá muộn. Tương lai của người Việt ở Đức, ở châu Âu không phải hoàn toàn chỉ do người bản xứ quyết định mà một phần cũng bởi chính người Việt và các sắc dân gốc nước ngoài khác," ông nói với BBC ngày 3/09/2018.

Nguồn: BBC

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

  • #1 mai dai: Người Việt đã có chân lý sống

    03-09-2018 17:34

    Ăn tìm đến...Đánh nhau tìm đi....đây là chân lý sống của Người Việt...Ngay cả trong nuớc chân lý ấy lại rõ hơn bao giờ hết... Vì miếng ăn mọi người “ chạy” ví như chạy trường, chạy chức, chạy quyền để vào đảng và tham gia vào “bữa ăn”..... còn bất công, thì kệ nhé ....hãy nhìn những gương và những bản án mà những người trung thực vừa lãnh 10...20...năm tù vừa qua.....
Quy định bình luận
Vietinfo tạo điều kiện cho bạn đọc bày tỏ chính kiến, song không chịu trách nhiệm cho quan điểm bạn đọc nêu trong bình luận của bạn đọc. Quan điểm bạn đọc không nhất thiết đồng nhất với quan điểm của Vietinfo.eu. Khi bình luận tại đây, hãy:
- lịch sự, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau,
- bày tỏ quan điểm tập trung vào chủ đề bài viết,
- không dùng các từ ngữ thô tục, bậy bạ,
- không xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân hay một số cá nhân,
- không tỏ thái độ phân biệt trên bất cứ phương diện nào (dân tộc, màu da, giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp…).
Mọi nội dung không phù hợp với các tôn chỉ trên có thể bị sửa hoặc xóa.
Cách gõ tiếng Việt
Dấu mũ Â, Ê, Ô – gõ 2 lần: AA, EE, OO
Dấu móc Ă, Ơ, Ư – thêm phím W: AW, OW, UW
Dấu huyền – thêm phím F
Dấu sắc – thêm phím S
Dấu hỏi – thêm phím R
Dấu ngã – thêm phím X
Dấu nặng – thêm phím J
Xóa dấu – thêm phím Z

Ví dụ:
Casch gox tieesng Vieejt.
Cách gõ tiếng Việt.

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo