Liên bang Đức

Hồ Ngọc Thắng kiện Tòa án lao động chống lại quyết định đuổi việc của Cơ quan nhập cư và tị nạn Đức

Cập nhật lúc 24-11-2017 15:13:01 (GMT+1)
Ông H. Ngọc Thắng: Nhân viên bị buộc thôi việc tại cơ quan Liên bang Đức về nhập cư và tị nạn (BAMF). Ảnh: Mỹ Hạnh (báo QĐND)

 

Cơ quan Liên bang Đức về nhập cư và tị nạn (BAMF) đã buộc thôi việc ông H.Ngọc Thắng kể từ hôm 1.9.2017 vì thái độ không trung lập và có thể liên quan tới mật vụ Việt Nam trong vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh.


Sau 26 năm làm việc cho Cơ quan Liên bang Đức về nhập cư và tị nạn (BAMF), nguồn thu nhập hàng nghìn Euro mỗi tháng đều đặn được chuyển vào tài khoản từ Chính phủ Đức bị cắt đứt sau ngày 1.9. Cựu viên chức H. Ngọc Thắng sẽ trở thành người thất nghiệp sau khi hưởng nốt những ngày phép trong năm, để được đứng trong hàng ngũ trên 2,5 triệu người không có việc làm ở nước Đức.

Theo thông tin thoibao.de nhận được, hiện nay ông H. Ngọc Thắng đang kiện Cơ quan Liên bang Đức về nhập cư và tị nạn (BAMF) tại Tòa án lao động thành phố Gera về việc bị cho thôi việc. Không phải ông H Ngọc Thắng mới vừa bắt đầu khởi kiện mà ông đã đưa đơn kiện sau khi ông bị đuổi việc vĩnh viễn.

Điều cực kỳ trớ trêu, ông Hồ Ngọc Thắng -tác giả loạt bài phê phán: "Nền dân chủ phương Tây và sự khủng hoảng niềm tin"- lại là người đang đặt hết niềm tin và tận dụng tối đa một trong những cơ chế bảo vệ công nhân của nền dân chủ phương Tây, đó là Tòa án lao động, với hy vọng là sẽ thành công chống lại được quyết định đuổi việc vĩnh viễn của BAMF.

Hồ Ngọc Thắng được báo Nhân dân trao giải thưởng cho loạt bài phê phán: "Nền dân chủ phương Tây và sự khủng hoảng niềm tin"

Nghi vấn liên quan đến vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh có lẽ cũng được đặt ra với cựu nhân viên này, vì ông có điều kiện tiếp cận hồ sơ tị nạn, định cư của nhiều người Việt tại Đức.

Nhóm người Việt Nam tại Đức, trước đây vẫn cổ vũ cho hành động bắt cóc vô pháp và nhục mạ nước Đức cùng thể chế dân chủ tại đây, đã phải đắn đo hơn khi vào trang H.Ngọc Thắng để buông lời bất nhã cho chính nơi đã mở lòng nhân đạo, cưu mang hàng trăm nghìn người Việt Nam đang định cư tại quê hương thứ 2 này.

Cảnh sát tiếp tục điều tra mở rộng, làm rõ hành động vô pháp khi Việt Nam cử mật vụ đột nhập vào Đức để bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh. Nhiều người Việt tại Đức đã hiểu ra sự thật, từ đây họ có sẽ xây dựng một cuộc sống mới tốt đẹp hơn, nhưng cũng còn một bộ phận nhỏ đang sống tại đây, vì lợi ích kinh tế và chút háo danh vẫn hùa theo những sai trái mà pháp luật Đức sẽ không bỏ qua, cái giá mà họ phải trả sẽ là rất đắt khi an ninh Đức có bằng chứng liên quan tới mật vụ Việt Nam, làm tổn hại tới người dân đang sống trên đất nước này.

H.Ngọc Thắng có lẽ là một người như vậy, giờ đây sau những ngày nghỉ phép, cũng như những người thất nghiệp khác, khi tuổi già đang ập đến nhưng ông đành phải xếp hàng xé phiếu số để đợi đến lượt trình báo tại sở lao động.

Cũng bởi vì đang trong hoàn cảnh „sa cơ thất thế“ này, nên trong thời gian dài vừa qua ông không còn viết bài nào nữa ca ngợi chế độ XHCN ở Việt Nam để đăng trên báo Nhân Dân của đảng Cộng sản.

Thay vào đó, trên Facebook của ông chỉ còn nội dung chia sẻ của nhóm dư luận viên trong nước miệt thị nhiều kiều bào tại Đức, cảm giác hụt hẫng sẽ không thể thiếu trong ông, vì sau khi bị nước Đức buộc thôi việc ông không còn được chào đón như xưa, những ngày lạnh giá của nước Đức cũng vì vậy mà thêm dài.

Đám người cổ vũ cho ông cũng thưa dần, vì điều đơn giản ông chỉ còn cái vỏ mà thôi. 

Thông tin từ Cơ quan Liên bang Đức về nhập cư và tị nạn (BAMF) mà thoibao.de nhận được.

Tòa án lao động thành phố Gera đang xử vụ ông H.Ngọc Thắng kiện Cơ quan Liên bang Đức về nhập cư và tị nạn (BAMF) vì đã buộc thôi việc cựu nhân viên này.

Nguồn: Lê Anh/Thoibao.de 

 

Ảnh trong bài: Nếu không ghi thêm, tất cả các ảnh trong bài này chỉ mang tính minh họa và có bản quyền như nguồn tin gốc đã đưa.

Tin liên quan

 

Booking.com
Tiêu điểm

Đọc nhiều

Thảo luận

Quảng cáo