Ba Lan: Tình hình ở trung tâm ASG vẫn căng thẳng
![]() |
Biểu tình tại TTTM ASG Warszawa 24/07/2012. Ảnh Gazeta.pl. |
Kể từ khi phát tín hiệu về sự thay đổi các điều khoản cho lần ký hợp đồng mới đối với các hộ bà con Việt Nam kinh doanh ở TTTM ASG, Ban lãnh đạo trung tâm thương mại này đã phải đối diện với sự phản ứng phẫn nộ, bức xúc của người thuê quầy, nhất là người thuê quầy đã từng bỏ một khoản tiền rất lớn ban đầu, góp sức gần như dưới dạng cổ đông để biến một khu vực hoang vắng thành trung tâm buôn bán sầm uất.
> Warsaw: Kêu gọi biểu tình tại trung tâm ASG> Ba Lan: Khi người Việt biểu tình chống lại người Việt (Bến Việt)> Tiểu thương Việt biểu tình chống chủ Việt ASG (ĐCV)
> QV- Hội NVN tại Ba Lan: Về cuộc biểu tình ở Trung tâm ASG ngày 24/07> Bãi thị đòi công bằng ở chợ Việt lớn nhất Ba Lan (RFA)
Sau nhiều cuộc đối thoại, đàm phán thì cho đến ngày hôm qua tình hình ở đây vẫn căng thẳng, chưa tìm ra được giải pháp để cả hai bên có thể chập nhận đươc. Thông tin được biết, sau khi hết hạn 10 năm hợp đồng thuê, với lý do chi phí dịch vụ tăng, chỉ số tiêu dùng tăng, v.v. phía lãnh đạo ASG đã đưa ra một số điều kiện mới như tăng tiền thuê lên khoảng 30%, khi ký lại hợp đồng phải nộp tiền đặt cọc tương đương 3 tháng tiền thuê chỗ, v.v. Với lý do buôn bán ngày một kém, bãi đậu xe thì bị biến thành nơi kinh doanh khiến khách hàng không có chỗ đậu xe, cạnh tranh trong khu vực hết sức gắt gao, và đặc biệt đã từng đóng 25 000 $ (khoản tiền rất lớn 10 trước đây), như là tiền đặt cọc nên người thuê quầy ở đây đã tỏ quyết tâm không chấp nhân thuê quầy như điều kiện mới đưa ra.
![]() |
Để phản đối, và bày tỏ sự không chấp nhận các điều khoản thuê mới, Thứ Ba ngày 24/7 vừa qua tại TTTM ASG người buôn bán đã tổ chức một cuộc biểu tình mà trước đó đã được kêu gọi. Cũng trước đó, theo thông tin từ những người kinh doanh thì sau khi biết tin có kêu gọi biểu tình Ban lãnh đạo tập đoàn ASG đã thuê hãng luật Ba Lan gửi công văn đến từng quầy, cảnh báo sẽ có nhiều hình thức „trừng phạt” các công ty đình công đươc nêu ra, trong đó có cắt đứt hợp động thuê quầy .
Theo dự kiến lúc 11 h ngày thứ ba sẽ tổ chức biểu tình, nhưng mọi người đều có mặt sớm hơn. Tuy vậy, lực lượng bảo vệ đã chặn các cửa vào trụ sở Ban điều hành ASG để không ai có thể tiếp cận vào đươc. Trang báo mạng Ba Lan Gazeta.pl cũng đưa tin, những người biểu tình đã giận dữ phá bỏ một chốt chăn, dán lên tường và cửa sổ các khẩu hiệu bằng tiếng Việt và tiếng Ba Lan. Trong thời điểm căng thẳng cao độ đó, Ban lãnh đạo ASG đã đưa ra thông báo có thể sẽ gặp bà con để đàm phán, thế những không xảy ra cuộc gặp gỡ nào. Nhiều người phẫn nộ, cho rằng đây là trò câu giờ nhằm „hạ hỏa” người đang bức xúc cực độ. Một cửa kính đã bị đập vỡ, ai đập thì không rõ nhưng cảnh sát đã được điều động đến.
Cũng trang thông tin www.gazeta.pl đưa tin, cảnh sát đã kiểm tra và ghi lại giấy tờ của một số người Việt. Luôn mang sẵn tâm lý sợ bị trả thù một số người đã sợ hãi, họ sợ cảnh sát sẽ đưa lại thông tin về họ cho giới chủ ASG. Tuy thế, cảnh sát khẳng định, kiểm tra và ghi lại thông tin tên tuổi là công việc hành chính của lực lượng chức năng, họ không đưa các thông số đó cho giới chủ ASG. Dĩ nhiên, vấn đề được đặt ra là tại sao cảnh sát phải kiểm tra ghi tên tuổi người phản đối, mà sao họ không kiểm tra giấy tờ và ghi lại tên tuổi nhóm lãnh đạo đang cố thủ trong văn phòng?
Dư luận người buôn bán và giới truyền thông Ba lan đặt ra câu hỏi khác, số tiền 25 000$ đặt cọc 10 năm trước giờ ở đâu! Bây giờ lại đòi đặt cọc một lần nữa, như là giới chủ ASG đã quên lần đặt cọc trước. Một người biểu tình lo lắng và cho biết, trong thông báo thay đổi điều kiện thuê, phía ASG không đả động đến khoản đặt cọc lần đầu, và người này tin là họ cũng chẳng bao giờ trả lại. Cũng có ý kiến cho rằng, nếu thưc sự có khoản đặt cọc bằng đô la đó và nếu chủ trung tâm không có ý định trả lại thì cũng rất khó chứng minh điều đó, vì 10 năm trước họ không kí hóa đơn nhận tiền.
nhưng một số người vẫn còn giữ được giấy viết tay nhận tiền của họ. Được biết, trong cuộc biểu tình có người không còn quầy ở đây nữa nhưng đến để ủng hộ gia đình và bạn bè. Người này cũng khẳng định chủ trung tâm cũng không trả cho cô ta tiền đặt cọc này.
Dù đã nỗ lực hết sức nhưng ngày Thứ Ba đó, người biểu tình, phóng viên truyền thông Ba Lan đã không gặp được các ông chủ tập đoàn ASG và thậm chí cả luật sư đại diện cho họ cũng từ chối gặp họ. Điều này thì có vẻ giới chủ Việt Nam ở đây đã có những bước đi khác với giới chủ Trung Quốc ở TTTM GD bên cạnh, nơi thời gian qua liên tục nổ ra các cuộc biểu tình đấu tranh của người buôn bán mà chủ yếu từ Việt Nam.
Thanh Thảo - Vietinfo.eu Tổng hợp
Cáo lỗi: Khi bình luận không hoạt động xin truy cập sang tên miền: www.Vietinfo.cz