Ba Lan: Hỏi đáp về luật ân xá (7)
![]() |
Ảnh minh họa (internet) |
Bạn tôi vào Ba Lan năm 2009. Visa của bạn ấy có hạn từ ngày 01.03.2009 đến ngày 03.03.2010 và hiện nay đang ở Ba Lan bất hợp pháp. Người này rất muốn ở đây hợp pháp, vậy có thể xin thẻ ân xá hay không và thẻ sẽ có giá trị bao lâu?
Trong trường hợp nói trên Người nước ngoài có thể xin được cấp giấy phép cư trú theo thời hạn xác định bằng hình thức Luật ân xá, nếu như người đó có đủ một trong các bối cảnh dưới đây:
. đang ở Ba Lan liên tục ít nhất từ ngày 01.01.2010 và trước ngày này đã bị cấp quyết định cuối cùng là từ chối không được cấp quy chế tỵ nạn, trong quyết định có tuyên án về việc trục xuất người đó ra khỏi lãnh thổ quốc gia này và công việc cư trú của người đó tính vào ngày Bộ luật đi vào thực tiễn (tức là vào ngày 01.01.2012) là đang bất hợp pháp
. vào ngày 01.01.2010 vẫn đang chờ thủ tục cấp quy chế tỵ nạn, khi mà đã có nộp đơn xin tiếp theo. Trong trường hợp này không cần có yêu cầu cư trú bất hợp pháp vào ngày 01.01.2012.
Nhưng nếu Người nước ngoài không có đủ một trong các bối cảnh như nêu trên, mà muốn hồi hương về nước xuất xứ mà không bị hậu quả có hại gì vì mình đang sinh sống bất hợp pháp trong lãnh thổ Ba Lan, có thể cứ nộp đơn lên cho Tỉnh trưởng có thẩm quyền địa lý để xin thẻ theo Luật ân xá. Nếu đơn xin nói trên nộp đúng thời hạn theo luật (tức là từ ngày 01.01.2012 đến ngày 02.07.2012) và đơn không còn thiếu sót hồ sơ hình thức hay là có thiếu thì cũng đã bổ sung đầy đủ, Tỉnh trưởng đóng con dấu vào giấy tờ thông hành của người nước ngoài để khẳng định là đã nộp đơn xin thẻ theo Luật ân xá, dựa trên cơ sở đó, người này có thể đi qua biên giới Ba Lan với mục đích hồi hương về nước xuất xứ.
Việc gì sẽ xảy ra với Người nước ngoài, nếu được nhận quyết định cuối cùng không cho cư trú hợp pháp trong khuôn khổ Luật ân xá và cứ không chịu tự đi ra ngoài? Sẽ có hậu quả gì tiếp theo khi bị trục xuất?
Trong trường hợp bị nhận quyết định cuối cùng từ chối không cấp thẻ ân xá, Người nước ngoài sẽ bị áp dụng Bộ luật về Người nước ngoài đang thi hành trong ngày cấp quyết định. Điều này không có nghĩa là tất cả mọi Người nước ngoài mà không được cấp thẻ ân xá, sẽ bị trục xuất vô điều kiện về quốc gia xuất xứ của mình, nhưng cũng cần nhớ là một trong các cơ sở cho ra quyết định bắt buộc tự đi ra khỏi hay là bị trục xuất ra khỏi lãnh thổ Ba Lan là việc đang cư trú bất hợp pháp.
Nếu Người nước ngoài bị trục xuất ra khỏi lãnh thổ Ba Lan, các số liệu của người đó sẽ bị ghi vào Danh sách những kẻ mà không nên cho cư trú trong lãnh thổ Ba Lan hay là ghi vào Hệ thống Thông tin Schengen (SIS). Về nguyên tắc, khoảng thời gian cấm không cho quay lại là không quá 3 năm.
Nếu Người nước ngoài chứng minh được là đã đi ra khỏi lãnh thổ Ba Lan trong thời hạn ghi trong quyết định bắt buộc tự đi ra khỏi hay là bị trục xuất ra khỏi lãnh thổ Ba Lan thì có thể viết đơn lên Giám đốc Cục Ngoại kiều, xin xóa số liệu của mình trong Danh sách SIS và trong Danh sách những kẻ mà không nên cho cư trú trong lãnh thổ Cộng hòa Ba Lan.
Ngày 27.10.2011, Người nước ngoài nhận được quyết định từ chối không cấp giấy phép cư trú theo thời hạn xác định trong lãnh thổ Cộng hòa Ba Lan. Người nước ngoài đã nộp đơn khiếu nại. Vào ngày 15.01.2012 cơ quan phúc thẩm vẫn quyết định cứ giữ nguyên có hiệu lực quyết định từ chối không cấp giấy phép cư trú theo thời hạn xác định. Vậy có thể cứ khẳng định là Người nước ngoài đang cư trú bất hợp pháp vào thời điểm bộ luật bắt đầu thi hành, chiểu theo Điều 1 Luật ân xá?
Cứ cho là trong giấy tờ thông hành của Người nước ngoài đã được Tỉnh trưởng đóng con dấu khẳng định là đã nộp đơn đúng thủ tục để xin giấy phép cư trú theo thời hạn xác định, nên việc cư trú của người này trong lãnh thổ Ba Lan được công nhận là hợp pháp cho đến khi ra quyết định cuối cùng. Bởi vì là quyết định của cơ quan phúc thẩm ra ngày 15.01.2012, tức là vào ngày 01.01.2012 (ngày bộ luật bắt đầu thi hành) việc cư trú của người nước ngoài trong lãnh thổ Ba Lan vẫn được công nhận là hợp pháp.
Nhưng mà Người nước ngoài có thể nộp đơn xin thẻ ân xá, nếu như vào ngày 01.01.2010 vẫn đang chờ thủ tục cấp quy chế tỵ nạn, khi mà đã có nộp đơn xin tiếp theo. Trong trường hợp này không cần có yêu cầu cư trú bất hợp pháp trong lãnh thổ Ba Lan vào ngày bộ luật bắt đầu thi hành.
Tôi muốn hỏi hộ người bạn, người này muốn xin thẻ theo chương trình Luật ân xá. Khi nộp đơn, bạn ấy có đích thân phải đến trình diện ở cơ quan có thẩm quyền hay không? Sau khi được nhận quyết định cấp thẻ, Người nước ngoài đó có thoải mái đi lại trong các quốc gia thuộc Khối Schengen hay không?
Đơn xin cấp giấy phép cư trú có thể nộp theo các cách như sau:
. đích thân đến Tỉnh trưởng có thẩm quyền địa lý,
. gửi đơn đến Tỉnh trưởng có thẩm quyền địa lý bằng đường bưu điện,
. gián tiếp qua người được ủy quyền.
Cần để ý là Người nước ngoài đang xin thẻ ân xá có trách nhiệm cung cấp dấu vân tay của mình, cho nên tốt nhất là cứ tự đến nộp, bởi vì tại đa số các Ủy ban Tỉnh là có thể lấy ngay dấu vân tay trong ngày nộp đơn xin. Trong trường hợp ngược lại, vào một thời điểm xác định, Người nước ngoài sẽ bị triệu tập đến để lấy dấu vân tay. Một số Ủy ban Tỉnh chấp nhận khả năng hẹn qua điện thoại thời điểm ngày nào cụ thể có thể đến nộp đơn, baza kontaktów (cơ sở các liên lạc).
Để trả lời cho câu hỏi thứ hai, tôi giải thích là quyết định cấp thẻ ân xá là quyết định cấp giấy phép cư trú theo thời hạn xác định trong vòng 2 năm. Khi đó Người nước ngoài cũng được in cho tấm thẻ cư trú (sau khi nộp thêm 50 zloty mức lệ phí), mà thẻ này có giá trị theo thời hạn ghi trong quyết định.
Thẻ cư trú, khi còn có hạn, là khẳng định số liệu tên tuổi của người nước ngoài khi người đó sinh sống trong lãnh thổ Cộng hòa Ba Lan và nó cho phép, cùng với giấy tờ thông hành, được đi qua lại biên giới nhiều lần mà không cần phải xin visa.
Ngoài ra Người nước ngoài có thể du hành và tạm cư trú trong các quốc gia khác trong Khối Schengen, dựa trên cơ sở là có thẻ cư trú và phải có giấy tờ thông hành còn hạn, mà không cần phải đi xin visa, thời hạn chỉ được ở nước đó không quá 3 tháng trong khoảng thời gian 6 tháng, theo đúng như các điều kiện được vào và được cư trú trong lãnh thổ các quốc gia trong Khối Schengen, có nghĩa là:
. có giấy tờ thông hành còn hạn,
. có thể lập luận được mục đích và các điều kiện dự định tạm cư trú,
ngoài ra
. có đủ các khoản kinh phí để sinh sống hay là có khả năng kiếm được nguồn kinh phí đúng theo pháp luật, mà cũng
. không bị coi là phần tử gây rối nguy hiểm cho trật tự công cộng, an ninh nội địa, sức khỏe đại chúng và các quan hệ quốc tế của bất kỳ một quốc gia thành viên nào, đặc biệt người đó chưa bị dựa trên cơ sở như vậy đã có ghi chép vào các cơ sở dữ liệu quốc gia của các quốc gia thành viên, mục đích là từ chối cấm không cho đi vào.
Chúng tôi yêu cầu cung cấp thông tin liên quan đến yêu cầu những tấm ảnh nộp theo giấy tờ xin thẻ ân xá. Đó có phải là ảnh theo kiểu chụp nghiêng, như để làm chứng minh thư, bằng lái xe, hay là ảnh phải chụp theo kiểu để làm hộ chiếu, và cần nộp kèm theo giấy tờ bao nhiêu ảnh?
Kèm theo đơn xin cấp giấy phép cư trú theo thời hạn xác định bằng hình thức Luật ân xá cần nộp 4 ảnh chụp kiểu giống như làm hộ chiếu, có nghĩa là ảnh không bị hỏng nát, ảnh màu kích thước 35x45 mm, mới chụp không quá 6 tháng trước đây, chụp trước nền ôn hòa một màu, có màu sáng, với độ nét tốt và phải nhìn thấy rõ đôi mắt và cả khuôn mặt, tính từ đỉnh đầu đến phần trên của vai, chụp sao cho khôn mặt chiếm 70-80% cả tấm ảnh. Ảnh phải chụp người khi không có gì che đầu và không được đeo kính đen, ảnh chụp khi nhìn thẳng, phải mở mắt, không bị tóc che khuất, khuôn mặt để tự nhiên và miệng ngậm nghiêm chỉnh.
Người mà buộc phải đội gì đó trên đầu theo các nguyên tắc tín nưỡng của mình có thể nộp ảnh đội trên đầu, nhưng mà cái đó không được che khuất hay là làm biến hình dạng ô van của cả khuôn mặt.
Sau khi nhận được quyết định cấp giấy phép cư trú theo thời hạn xác định bằng hình thức Luật ân xá, Người nước ngoài có thể nộp đơn xin cấp giấy phép định cư /vô thời hạn hay không – nếu như trước đó Người nước ngoài này đã sinh sống ở Ba Lan 11 năm, bất hợp pháp từ năm 2008?
Cứ cho là câu hỏi này liên quan đến khả năng xin cấp giấy phép cư trú cố định (thường gọi là thẻ định cư), cần giải thích là trong trường hợp nói trên Người nước ngoài sẽ không xin được cấp giấy phép định cư trong lãnh thổ Ba Lan, bởi vì là theo Bộ luật về Người nước ngoài, vì chỉ cấp giấy phép định cư như vậy cho những Người nước ngoài mà:
1) là trẻ em vị thành niên của người nước ngoài, người mà đang có sở hữu giấy phép định cư, khi được sinh ra trong lãnh thổ Cộng hòa Ba Lan;
2) ít nhất là 3 năm đang có đăng ký kết hôn với công dân Ba Lan và trực tiếp trước khi nộp đơn xin giấy phép định cư, đã sinh sống liên tục trong lãnh thổ Cộng hòa Ba Lan ít nhất là 2 năm, dựa trên cơ sở có giấy phép cư trú theo thời hạn xác định;
3) trực tiếp trước khi nộp đơn xin, đã sinh sống liên tục trong lãnh thổ Cộng hòa Ba Lan một khoảng thời gian không dưới 10 năm, trên cơ sở là có giấy phép khoan hồng đã được công nhận trên cơ sở Điều 97 khoản 1 điểm 1 hoặc 1a hay là khoản 2 Bộ luật ra ngày 13.06.2003 về việc bảo hộ người nước ngoài trong lãnh thổ Cộng hòa Ba Lan hay là khoảng thời gian là 5 năm liên quan đến việc nhận được cơ chế tị nạn hay là quyền bảo hộ bổ sung;
4) là con của công dân Ba Lan và đang được người này nuôi nấng (giữ quyền cha mẹ).
Mọi thông tin cụ thể có thể xem trên trang web: www.abolicja.gov.pl
Các số điện thoại cần thiết:
1 - Phát ngôn viên Cục Quản lý Người nước ngoài, Cộng hòa Ba Lan: Pani Ewa Piechota: 00 48 723 982 615.
2 - Phiên dịch tuyên thệ Bộ Tư pháp, Cộng hòa Ba Lan: Ông Ngô Hoàng Minh: 00 48 601 76 46 25.
Nguồn: Ngô Hoàng Minh/ Queviet.pl